Lợi dụng Đảng, lừa Tổng Bí Thư để đánh Thủ tướng và Chính phủ để phục vụ ý đồ của Trung Quốc
Ở Việt Nam Đảng lãnh đạo, Quốc hội là cơ quan lập pháp, Chính phủ là cơ quan hành pháp. Nghĩa là chỉ có Chính phủ, UBND các cấp là người làm. Càng làm nhiều, càng quyết liệt thì sẽ có nhiều sai sót, vấn đề là có sai thì sửa và cứ thế tiến lên. Vần đề là Trung Quốc nhận định Thủ tướng Chính phủ là người kiên quyết không theo Trung Quốc, quyết giữ độc lập dân tộc và vì vậy bị đưa vào tầm ngắm. Ý đồ của Trung Quốc là phải tung tin, bôi bẩn để mọi người nhìn Chính phủ thật đen, sau đó lợi dụng chỉnh đốn đảng và chống tham nhũng để ghép tội cho Thủ tướng và Chính phủ. Kế đến dùng Quốc hội để bỏ phiếu tín nhiệm và từ đó “lật” và dựng một Chính phủ do Trương Tấn Sang đứng đầu và làm theo ý họ là phải tuân phục TQ, phải dâng biển đảo VN cho Trung Quốc.
Thực hiện ý đồ này của Trung Quốc, 4Sang đã tích cực phối hợp với Yến và
Tâm để phát triển Quan Làm Báo như đã nói ở trên. Song song đó, 4Sang
ra tay phân hoá nội bộ bằng cách vận động các cụ nguyên Tổng bí thư như
Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và các vị lão thành
cách mạng cao cấp bằng cách cung cấp đến các cụ những thông tin sai
lệch nhằm và lấy chữ ký các cụ trong một thư vận động lật đổ Thủ tướng.
Sau đó 4Sang dùng thư này báo cáo sai lệch cho Tổng bí thư và yêu cầu
phải “xử lý” để “bảo vệ Đảng”. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã rất trăn
trở vì lá thư và do chịu áp lực từ những cú điện thoại của các cụ nên đã
thống nhất với Trương Tấn Sang là đưa ra Bộ chính trị và Ban chấp hành
TW để xem xét.
Thực hiện xong bước này 4Sang liền gọi Tô Huy Rứa, Trần Lưu Hải (Phó ban trực Ban tổ chức TW) và Nguyễn Xuân Phúc
để thông báo và lên kế hoạch hành động. Phúc, Rứa và Trần Lưu Hải đã
tiếp tục lôi kéo một số Uỷ viên Bộ chính trị và Uỷ viên TW khác ra đòn.
Tiếp theo, 4Sang lập kế kỷ luật tập thể để kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng và
thông qua được Bộ chính trị nhưng ý đồ này cuối cùng đã bị Ban chấp hành
Trung Ương sáng suốt ngăn chặn.
Sự thật là, Trương Tấn Sang luôn duy trì bộ máy bao vây chính phủ từ
thời đ/c Phan Văn Khải làm Thủ tướng, càng về sau càng rõ hơn. Đặc biệt
giai đoạn 2009-2010 có Đại hội Đảng nên Trương Tấn Sang chỉ đạo tấn công
toàn diện, có kế hoạch, có mưu mô, có tổ chức. 4Sang dùng cả bàn tay
địch, cả loại trí thức bất mãn, dùng cả công luận và công cụ của đảng để
đánh Thủ tướng để lật đổ và giành ghế.
Một việc trong hàng loạt việc Trương Tấn Sang lập ra để đánh Thủ tướng, đánh chính phủ là vụ Vinashin. Khi chưa đến 06 tháng nữa là Đại hội Đảng, 4Sang vận động cho kiểm tra Vinashin và khi Uỷ Ban Kiểm Tra vừa làm xong chưa báo cáo Bộ Chính Trị, chưa có kết luận cuối cùng thì Trương Tấn Sang đã cho thư ký gởi ngay thông tin cho tổng biên tập các báo lớn, rồi trực tiếp gọi điện thoại cho họ yêu cầu phải đưa lên báo trước ngày 13/7/2010 nhằm gây áp lực trước cuộc họp Bộ Chính Trị nghe Ủy Ban Kiểm Tra báo cáo. Lúc đó, chủ nhiệm Uỷ Ban Kiểm Tra Nguyễn Văn Chi là người đã thoả thuận với 4Sang “Sang lên, Chi ở lại thêm khoá nữa” để “thần tốc” dùng Vinashin đánh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ngày 31/7/2010, Bộ Chính Trị đã họp và có kết luận về vụ Vinashin rất rõ ràng và hoàn toàn khác với nội hàm các bài báo mà Trương Tấn Sang đã chỉ đạo. Điều này có nghĩa là hành vi của Trương Tấn Sang vi phạm nguyên tắc Đảng và âm mưu biến công cụ của đảng, biến công luận thành công cụ riêng của Trương Tấn Sang đã thất bại.
Tập hợp và sử dụng cán bộ thoái hoá, các trí thức bất mãn và các phần tử phản động để chống Chính phủ, chống Đảng
Để thực hiện ý đồ của Trung Quốc, 4Sang đã không ngần ngại lôi kéo, mua chuộc bằng tiền bạc và chức vụ một số cán bộ thoái hoá, khích lệ các trí thức bất mãn có tư tưởng chống Đảng và thậm chí móc nối với các nhóm phản động.
Trên thực tế, 4Sang đã nắm được Nguyễn Khánh Toàn nguyên Thứ trưởng Bộ Công An và Vũ Hải Triều nguyên Tổng cục phó Tổng cục An ninh 2 dù đã nghỉ hưu nhưng vẫn thông qua các đệ tử như Nguyễn Xuân Mừng, Hoàng Ngọc Tú, Bùi Minh Tuyên, Nguyễn Văn Tuấn - Phó thống đốc ngân hàng nhà nước,… để dùng quân lính trong lực lượng Công an lục lọi tìm vết các tập đoàn, công ty nhà nước, các Ngân hàng thương mại, hễ cái nào xấu là vơ vào và đỗ vạ vu khống cho Chính phủ, cho Thủ tướng trong nội bộ Đảng lẫn trên blog Quan Làm Báo.
Ngoài ra, Trương Tấn Sang thông qua Chu Hảo để nắm nhóm trí thức bất mãn trong Viện IDS có tư tưởng chống Đảng ở Hà Nội và TPHCM (đã bị giải thể) lập mạng, viết báo đánh vào Chính phủ và Thủ tướng. Trương Tấn Sang đã kích động “mọi người hãy đứng lên”, “ai nói nhân dân sai thì chính là người đó sai”, khen ngợi các phần tử chống đối và cho người đến để “hỗ trợ” chuyên đề nghiên cứu, thực ra là để tập họp trí thức chống Chính phủ, chống Đảng. Kết quả là, một con người có quan điểm chệch hướng như 4Sang đã trở thành “minh chủ” của nhóm phản động Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và Nguyễn Hữu Hiền. Nguyễn Hữu Hiền vốn là một phần tử tha hoá đã kết nối Trương Tấn Sang với bọn phản động Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định. Trương Tấn Sang đã từng yêu cầu bằng văn bản đưa Nguyễn Hữu Hiền làm Cục trưởng Bộ Bưu Chính Viễn Thông để phụ trách các đề án lớn của ngân hàng thế giới (WB). Toàn bộ nhóm Nguyễn Hữu Hiền, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định tôn xưng: “Trương Tấn Sang là Boris Yeltsin của Việt Nam”, “là minh chủ của thời đại” và được nhóm này coi là ngọn cờ, là minh chủ để chuẩn bị lật đổ chính quyền cách mạng. Kết quả là, Nguyễn Hữu Hiền bị dính vào vụ án “âm mưu lật đỗ chính quyền cách mạng”. Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức vào tù, Hiền được 4Sang can thiệp nên chỉ bị “xử lý hành chính nghiêm khắc” và được 4Sang quyết liệt bảo vệ nên Hiền chỉ bị cách chức giám đốc mà không bị khai trừ Đảng.
Tóm lại Trương Tấn Sang là chủ mưu của việc tấn công nã pháo vào Thủ tướng từ thời ông Phan Văn Khải đến nay, là người đứng ra tập họp một số tay chân là loại bất mãn và một số doanh nghiệp giàu có để lập ra cái nhóm lợi ích gây rối nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, là lãnh tụ của phe đảng phục tùng mệnh lệnh của Trung Quốc tấn công Chính phủ nhằm lật đổ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
(Còn tiếp)
Để thực hiện ý đồ của Trung Quốc, 4Sang đã không ngần ngại lôi kéo, mua chuộc bằng tiền bạc và chức vụ một số cán bộ thoái hoá, khích lệ các trí thức bất mãn có tư tưởng chống Đảng và thậm chí móc nối với các nhóm phản động.
Trên thực tế, 4Sang đã nắm được Nguyễn Khánh Toàn nguyên Thứ trưởng Bộ Công An và Vũ Hải Triều nguyên Tổng cục phó Tổng cục An ninh 2 dù đã nghỉ hưu nhưng vẫn thông qua các đệ tử như Nguyễn Xuân Mừng, Hoàng Ngọc Tú, Bùi Minh Tuyên, Nguyễn Văn Tuấn - Phó thống đốc ngân hàng nhà nước,… để dùng quân lính trong lực lượng Công an lục lọi tìm vết các tập đoàn, công ty nhà nước, các Ngân hàng thương mại, hễ cái nào xấu là vơ vào và đỗ vạ vu khống cho Chính phủ, cho Thủ tướng trong nội bộ Đảng lẫn trên blog Quan Làm Báo.
Ngoài ra, Trương Tấn Sang thông qua Chu Hảo để nắm nhóm trí thức bất mãn trong Viện IDS có tư tưởng chống Đảng ở Hà Nội và TPHCM (đã bị giải thể) lập mạng, viết báo đánh vào Chính phủ và Thủ tướng. Trương Tấn Sang đã kích động “mọi người hãy đứng lên”, “ai nói nhân dân sai thì chính là người đó sai”, khen ngợi các phần tử chống đối và cho người đến để “hỗ trợ” chuyên đề nghiên cứu, thực ra là để tập họp trí thức chống Chính phủ, chống Đảng. Kết quả là, một con người có quan điểm chệch hướng như 4Sang đã trở thành “minh chủ” của nhóm phản động Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và Nguyễn Hữu Hiền. Nguyễn Hữu Hiền vốn là một phần tử tha hoá đã kết nối Trương Tấn Sang với bọn phản động Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định. Trương Tấn Sang đã từng yêu cầu bằng văn bản đưa Nguyễn Hữu Hiền làm Cục trưởng Bộ Bưu Chính Viễn Thông để phụ trách các đề án lớn của ngân hàng thế giới (WB). Toàn bộ nhóm Nguyễn Hữu Hiền, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định tôn xưng: “Trương Tấn Sang là Boris Yeltsin của Việt Nam”, “là minh chủ của thời đại” và được nhóm này coi là ngọn cờ, là minh chủ để chuẩn bị lật đổ chính quyền cách mạng. Kết quả là, Nguyễn Hữu Hiền bị dính vào vụ án “âm mưu lật đỗ chính quyền cách mạng”. Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức vào tù, Hiền được 4Sang can thiệp nên chỉ bị “xử lý hành chính nghiêm khắc” và được 4Sang quyết liệt bảo vệ nên Hiền chỉ bị cách chức giám đốc mà không bị khai trừ Đảng.
Tóm lại Trương Tấn Sang là chủ mưu của việc tấn công nã pháo vào Thủ tướng từ thời ông Phan Văn Khải đến nay, là người đứng ra tập họp một số tay chân là loại bất mãn và một số doanh nghiệp giàu có để lập ra cái nhóm lợi ích gây rối nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, là lãnh tụ của phe đảng phục tùng mệnh lệnh của Trung Quốc tấn công Chính phủ nhằm lật đổ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
(Còn tiếp)