Tôi vẫn còn trong tay bài viết về Nguyễn Bá Thanh và vụ thanh tra Đà Nẵng. Phải nói rằng bài viết khá chính xác. Tôi muốn nói quan điểm của mình về vụ này (sau đây xin gọi là “Vụ Đà Nẵng”).
Nguyễn Xuân Phúc |
Ở đây có 2 vế cần đặt ra:
Thứ nhất: là việc giảm 10% tiền thuê đất cho những cá nhân và đơn vị nộp tiền thuê đất một lần. Sai hay đúng?
Năm 2000 tại nghị định 38/2000 NĐ-CP Chính phủ cho phép giảm 20% nếu nộp
một lần tiền thuê đất. Qui định này là hợp lý. Thử nêu 1 ví dụ như sau:
Công ty A – có diện tích đất phải nộp tiền thuê đất trong 50 năm là 50
tỉ. Nếu nộp hàng năm thì mỗi năm chỉ thu 1 tỉ và phãi 50 năm mới thu
hết. Nếu thu 1 lần được 50 tỉ, lãi suất chỉ cần 8%/năm (hiện tại là
14,5%) thì 50 năm sẽ là 400% nghĩa là sau 50 năm số tiền này sinh lãi
bằng 200 tỉ. Điều đó chứng minh nghị định của Chính phủ là cách huy động
tài chính tốt, nên làm. Không hiểu vì sao năm 2004 lại huỷ bỏ. Tuy
nhiên Chính phủ vẫn cho Đà Nẵng hỗ trợ lãi suất cho nhà đầu tư (Quyết
định 13/2006 QĐ-TTg). Do đó việc Đà Nẵng quyết định giảm tiền thuê đất
10% nếu nộp một lần là vận dụng từ nhưng lẽ nói trên.
Tuy nhiên nếu cứ coi như Đà Nẵng sai về việc thực hiện việc giảm tiền
thuê đất, thì cái sai này dẫn đến hậu quả gì? Đà Nẵng giảm 10% trong
tình hình khó khăn nhưng đã thu được gần 30.000 tỉ. Nếu tính từ 2006 đến
nay là 6 năm và theo lãi suất tiền gửi thì 30 nghìn tỉ đã sinh ra thêm
1.800 tỉ. So với con số mà thanh tra nói thất thu gần 3.000 tỉ thì rõ
ràng là có lợi lớn lớn hơn là nhờ có khoản thu đó mà hạ tầng được xây
dựng, Thành phố khang trang và kinh tế phát triển. Phải chăng đây là “xé
rào” theo kiểu nói của của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt hoặc có thể coi là
cách đột phá rất thông minh. Tôi nghĩ rằng nếu minh bạch thì chuyển 10%
giảm này thành hỗ trợ lãi suất thì không còn chuyện sai và nếu nói sai
mà lợi có cho dân, cho nước thì nên khuyến khích giống như khoản 10 của
ông Kim Ngọc ngày xưa.
Điều thứ hai: thanh tra dùng vào giá đất nào để kết luận Đà Nẵng gây thất thoát?
Theo qui định của Thủ tướng chỉ có giá đất của Chính phủ là giá sàn (do
Bộ tài chính tham mưu) và giá đất do Chủ tịch UBND Thành phố qui định lá
giá áp dụng cho các dự án ở địa phương. Theo tôi biết không còn giá nào
khác. Chủ tịch UBND Thà nh phố Đà Nẵng có quyền quyết định giá đất và
giá đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá đất do hội đồng thẩm định giá
đất tham mưu đề xuất. Nên hiểu rằng hội đồng chỉ có quyền thẩm định đề
xuất chứ hội đồng không có quyền ban hành giá đất.
Vậy thanh tra chính phủ lại lấy ý kiến của hội đồng thẩm định đề xuất để
làm giá và kết luận là có thất thu là đúng hay sai. Như vậy là thanh
tra dựa vào cái chưa có để đối chiếu với giá được qui định cũng có nghĩa
là công nhận cái hư vô để phủ nhận cái chính thống, là biến cái chưa
thành “luật” để đưa vào “luật” phải không ?
Về giá đất phải thấy rõ rằng với đất được xây 100% diện tích và chỉ vài
trăm mét vuông ở đường phố sẽ cao hơn nhiều so với những dự án mà mật độ
xây dựng chỉ 50% thậm chí 20-30%. Do đó việc thanh tra lấy giá cao của
những lô đất ở mặt tiền phố và chỉ vài trăm mét vuông để so sánh với giá
đất dự án có cảnh quan môi trường là một cách áp dụng máy móc, phi kinh
tế và không thể chấp nhận được. Chỉ xin nêu 2 điều trên mới thấy kết
luận thanh tra là quá khiêng cưỡng và cần xem xét lại.
* * *
Tôi là một cán bộ của Đà Nẵng đã 60 năm theo Đảng, tôi hiểu rõ Đà Nẵng.
Từ khi anh Nguyễn Bá Thanh lên làm Chủ tịch rồi Bí thư đã có nhiều đột
phá và đưa từ một thành phố nghèo trở thành một thành phố là điểm sáng.
Tôi nhớ rằng Bộ chính trị đã đánh giá Đà Nẵng có cách làm mới, sáng tạo.
Vậy thì phải xem xét Đà Nẵng theo tinh thần đó.
Tôi nhất trí ý kiến của các đ/c lão thành rằng đây là âm mưu nhằm giữ
ghế vị thế số một (UV Bộ chính trị là người miền Trung) của Nguyễn Xuân
Phúc. Trung ương, Bộ chính trị đừng mắc mưu này và cần nhìn đúng bản
chất, đúng sự thật. Đừng để vụ này tạo cớ cho chuyện mất đoàn kết nội
bộ./.
Lê Hoành Sơn
(Đà Nẵng)
(Dân luận)