CT Nước Trương Tấn Sang |
1. CT Trương Tấn Sang có đầu hàng địch không ?
Năm 1971, là một du kích 22 tuổi, Trương Tấn Sang bị địch bắt ở Đức Hoà
và đưa ra giam ở Phú Quốc.Theo thông tin từ Tổng cục II thì Sang bị giam
chung với 1 Đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc hoạt động bình báo ở Chợ
lớn và lọt vào hàng ngũ Đảng cộng sản Việt Nam. Trong tù bị tra tấn,
Sang không chịu đựng được đã khai báo và nhận làm tay sai cho Mỹ. Năm
1973 Sang được trao trả và được đưa ra miền Bắc, người bạn tù Trung Quốc
được về Trung Quốc và trở thành 1 tướng tình báo, được cử giữ nhiều
chức vụ quan trọng của Quân đội Trung Quốc và vẫn “tình riêng” liên lạc
với Trương Tấn Sang.
Việc Trương Tấn Sang khai báo và nhận cộng tác với địch đã có báo cáo
gửi đến ông Lê Đức Anh, ông Lê Khả Phiêu, ông Phan Văn Khải… nhưng vẫn
chưa được xem xét vì Trương Tấn Sang đã bị kỷ luật về vụ Năm Cam.
Chuyện đó có không ? thực hư thế nào ?
Trong thời gian qua Trương Tấn Sang luôn nói và thở theo kiểu dân chủ tư
sản. Sang khích lệ Chu Hảo và những người Viện IDS cứ việc làm tới để
có 1 xã hội dân sự, 1 nền dân chủ mới như ở Châu âu, ở Mỹ…
Khi bắt bọn Lê Quang Định, Trần Huỳnh Duy Thức về tổ chức lật đổ chính
quyền cách mạng thì Nguyễn Hữu Hiền 1 cộng sự chủ chốt của nhóm phản
động này là người thân cận của Trương Tấn Sang, được Trương Tấn Sang
viết thư giới thiệu Bộ bưu chính viễn thông để làm Cục trưởng. Bọn Hiền,
Định, Thức tôn vinh Trương Tấn Sang là minh chủ là ngọn cờ của lực
lượng phản động.
Với vấn đề Biển Đông. Vì sao Trương Tấn Sang im lặng đến như vậy ?
Tiếp đoàn Quân bát nhất (TQ) Trương Tấn Sang vui vẻ, hồ hởi như gặp đồng
đội. Đi Nhật Bản thì gặp riêng Hồ Cẩm Đào và cùng dự chỉ có Đặng Thành
Tâm. Đi Trung Quốc thì thoả hiệp và vì thoả hiệp nên phải im lặng để
Trung Quốc muốn làm gì trên biển Đông cũng được.
Về vụ Đặng Thị Hoàng Yến : Từ Mỹ trở về Yến trở thành người tình của
Sang và được Sang hết lòng bao che, Sang đưa Yến giới thiệu với Tỉnh uỷ,
UBND tỉnh Long An để đưa ra ứng cử đại biểu Quốc hội và Yến đã làm mọi
thủ đoạn để vào Quốc hội (cũng may là sự thật đã rõ, nên đã bị đưa ra
khỏi Quốc hội). Vì sao Trương Tấn Sang đưa Yến vào Quốc hội (và cả em
trai Yến nữa)- phải chăng là thực hiện ý đồ của thế lực bên ngoài để đưa
Yến leo cao vào lĩnh vực chính trị.
Trương Tấn Sang lại bị kỷ luật về vụ Năm Cam.
Một người có tư tưởng, quan hệ như vậy mà sao mọi người không biết,Đảng
cộng sản Việt Nam có biết không mà vẫn đưa lên đến chức Chủ tịch nước.
Mấy tháng qua cả nước nói ông Tư đánh ông Ba (ông Tư Sang đánh ông Ba
Dũng). Có phải mạng Quan làm báo do ông Tư Sang chỉ đạo không ? nghe nói
Tư Sang chỉ đạo để Đặng Thị Hoàng Yến ra tay. Cần làm rõ việc này.
Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vẫn hay nói : “Trương Tấn Sang là
vua mất đoàn kết”.
Đất nước đang muôn vàn khó khăn do ảnh hưởng kinh tế toàn cầu lại đối
phó với xâm lược của Trung Quốc mà nội bộ đấu đá nhau thì làm sao có sức
mạnh được.
Tôi nghĩ rằng Bộ chính trị, BCH TW, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ
quốc TW cần làm rõ những việc trên, thật rõ, để có xử lý mạnh. Người cần
kiểm điểm nghiêm khắc và phải được xử lý chính là Trương Tấn Sang.
Người cõng rắn cắn gà nhà không ai khác hơn Trương Tấn Sang, con sâu làm
hư xã hội Việt Nam chính là Trương Tấn Sang.
2. CT Trương Tấn Sang có mất đạo đức không?
Có người nói Trương Tấn Sang chỉ ở căn nhà bé nhỏ khiêm tốn ở 1 phố nhỏ của Quận I nên rất liêm khiết. Có phải vậy không ?
Xin trích 1 đoạn của nhà báo Nguyễn Dân :
Tháng 1/2000 Trương Tấn Sang làm Trưởng ban kinh tế của TW. Năm 2006 làm
Thường trực Ban bí thư. Có 2 việc cần bổ sung : Đó là đỡ đầu cho Đặng
Thị Hoàng Yến và Đặng Thành Tâm. Mọi người đều nhớ khi vụ án ABB khởi
tố, Yến và Tâm bị cấm xuất cảnh để điều tra và do có can thiệp nên Yến
và Tâm được thoát nạn. Đến khi được xoá lệnh cấm xuất cảnh, dù là một
doanh nghiệp tự do nhưng Yến xuất cảnh bằng hộ chiếu công vụ. Chính 4
Sang đã can thiệp để có tấm hộ chiếu này. Lúc đi Yến nghèo xác xơ, vậy
mà sau 5 năm trở về Yến có hàng trăm triệu USD, Yến được quan thầy Mỹ
gởi gấm cho 4 Sang nên 4 Sang vừa bồ bịch với Yến, vừa được Yến cung
phụng tiền nong. Tư Sang đỡ đầu cho Yến có khu công nghiệp ở Bình Chánh,
có khu công nghiệp ở Đức Hoà, có kênh truyền hình riêng, có Trường Đại
học.. và kệch cởm hơn, 4 Sang bày kế cho Yến gấp rút ly dị chồng (vì là
quốc tịch Mỹ) để đưa yến vào đại biểu quốc hội, cả 2 chị em Yến và Đặng
Thành Tâm. Vụ Yến bị bãi nhiệm đưa ra khỏi quốc hội là sản phẩm của
Trương Tấn Sang.
Vậy thì Trương Tấn Sang có liêm khiết không ? ăn của Yến bao nhiêu tỉ
mà dự án nào, chổ nào Yến khai trương cũng đều có mặt. Yến về đầu tư khu
công nghiệp Tân Đức ở Đức Hoà của Trương Tấn Sang, khai trương có Tư
Sang cắt băng, không làm nổi khu công nghiệp phải xây villa để bán và
xin chuyển thành trường Đại học quốc tế Tân Đức. Trường mới được Chính
phủ đồng ý chủ trương chưa có giấy phép hoạt động nhưng vẫn khai trương
linh đình và Trương Tấn Sang về dự cắt băng. Trường Đại học này về sau
bị cắt mất 2 chữ quốc tế và chỉ có 70 sinh viên (?). Đặng Thị Hoàng Yến
từng nói nuôi anh Tư ở mức cả 100 tỉ chứ không ở hàng chục tỉ. Mới đây
Đặng Thành Tâm rút 600 tỉ để lo cho anh Tư. Trương Tấn Sang còn đỡ đầu
cho Hùng ken, Thắng mượt và Thảo béo (Thuận Thảo- Phú Yên) …và ăn đủ
cách. Vậy thì làm sao mà Trương Tấn Sang liêm khiết được. Nhưng có lẽ
thấy sự sa đoạ còn nặng nề hơn khi một người lãnh đạo cao cấp, lúc còn
làm Phó bí thư Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh đã không học mà thi và đi thi
lại coppy bị bắt. Xin trích 1 đoạn về bài viết của Đặng Cứu Quốc trong
bài “ Trương Tấn Sang bất tài thất đức”:
…Những năm đầu thập niên 90 thế kỷ 20, kể từ khi Khoa luật của Trường
Đại học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chưa tách ra thành
Trường Đại học Luật TP.HCM như hiện nay (2012), ông Trường Tấn Sang, bấy
giờ, với chức vụ là Phó bí thư Thành uỷ TP.HCM ghi danh học lớp Luật
tại chức tại Khoa Luật trường này, với đặc điểm là ông rất thường xuyên
bỏ học. Vào ngày thi tốt nghiệp, ông Sang đã lật tài liệu, vi phạm qui
chế thi cử và Cô giáo Ẩn là giảng viên của Trường Đại học Tổng hợp
TP.HCM và cùng là giám thị phòng thi hôm đó đã lập biên bản, xử lý.
Khi còn đi học tại chức, chưa đến ngày thi thì hôm nào có đi học, ông
Sang cũng đem theo 1 ông đệ tử để sai việc, người đệ tử này cũng đóng
vai là học viên theo học luật cùng lớp Luật với ông Sang. Vào ngày thi,
chẳng biết ông Sang đã chuẩn bị từ trước như thế nào mà cái anh đệ tử đó
cũng cùng đi thi chung phòng và ngồi phía sau lưng ông Sang, và rồi
chính cái anh đệ tử này là người chuẩn bị tài liệu và trình tài liệu ra
cho ông Sang coppy, “quai cop” ngay trong buổi thi. Sau khi bị cô giáo
Ân bắt quả tang và lập biênbản, bắt ông Sang ký tên vào biên bản vi phạm
qui chế thi, ông đệ tử đó liền khều khều vào lưng cô giáo Ẩn mà nói nhỏ
rằng : “Cô giáo Ẩn à, cô tha cho ông ấy đi. Cô làm ngơ cho ông ấy việc
này, cứ để cho ổng tiếp tục “thi” đi ? Ông ta là ông Trương Tấn Sang –
Phó bí thư Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh đó, cô không biết sao ?!”
Cô giáo Ẩn đã trả lời bằng một câu nổi tiếng, trước hội đồng thi, trước
mặt bao Luật sư tương lai rằng: “Tôi chẳng cần biết ông ta là Trương
Tấn Sang hay Trương Tấn Hèn gì cả ! Tôi chỉ biết là hôm nay ông ta vi
phạm nội qui phòng thi nên tôi bắt ! Đây là chỗ thi cử thì phải công
bằng, nghiêm minh, hơn nữa đây là môn Luật, nếu muốn trở thành một Luật
sư nhằm bảo vệ cho mọi người và khuyên bảo mọi người biết tôn trọng kỷ
cương phép nước, thì trước hết, những người này hôm nay phải biết làm
gương, phải biết tôn trọng pháp luật, phải biết tôn trọng qui chế thi cử
trước đã !…”.
Trước những chứng cứ rành rành, trước mặt bao thí sinh dự thi và trước
những lời lẽ đanh thép của cô giáo Ân, không còn cách nào khác, ông Sang
đành phải ký tên vào biên bản, bị thu hồi bài thi và bị buộc rời khỏi
phòng thi nếu như không nói là “bị đuổi khỏi phòng thi” trước giờ nộp
bài. Thế mà, trước kỳ thi công bố kết quả, cô giáo Ân bị chuyển công
tác, bị đổi đi đến một nơi nào đó mà từ đó cho đến nay, không ai biết cô
Ân đã bị chuyển đi đâu và sống chết ra sao ? Trong khi đó thì kết quả
kỳ thi năm đó, ông Trương Tấn Sang vẫn có tên trong danh sách thi đậu cử
nhân Luật (“?”), và sau đó ông Sang vẫn ngang nhiên nhận bằng Cử nhân
Luật.
Một lần ở Moscow tôi nghe một nhà ngoại giao nói rằng về sau cô giáo Ẩn
bị đưa lên trường ở khu kinh tế mới và bị giết chết trên đó, cô vẫn hiện
hồn về kêu oan.
3. CT Trương Tấn Sang có sa đọa tột đỉnh không?
Nhiều cán bộ lão thành cách mạng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã nói Trương
Tấn Sang hám danh, hám gái, một người đã băng hoại đạo đức, sa đoạ tột
đỉnh vì gái, vì tiền. Sự thật như thế nào ?
Chúng tôi xin chuyển đến các bạn một trong những lá đơn của chị Võ Thị
Thu Hồng- nguyên giám đốc Công ty may xuất khẩu Quận 3, nạn nhân của
Trương Tấn Sang, lá đơn có đại tá Nguyễn Hữu Khương nguyên giám đốc Công
an TP. Hồ Chí Minh ký xác nhận và chuyển đến lãnh đạo cấp cao.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
ĐƠN TỐ CÁO
(V/v tư cách, đạo đức của Bí thư Thành uỷ Trương Tấn Sang)
- Kính gửi: Đ/c Tổng bí thư Lê Khả Phiêu
Tôi tên : Võ Thị Thu Hồng, ngụ tại 51/84 Cao Thắng, Phường 3, Quận 3,
TP. Hồ Chí Minh, xin tố cáo một sự thật cay đắng đối với cá nhân tôi như
sau :
Khoảng năm 1993, một hôm, ông Huỳnh Văn Thành (Tám Thành : lúc đó là Bí
thư Quận uỷ Quận 3) yêu cầu tôi cùng đi với ông ấy đến khách sạn Hoà
Bình (số 57 đường quốc lộ 15 – Biên Hoà – Đồng Nai) để tiếp và làm việc
với ông Tư Sang (Trương Tấn Sang : lúc đó là Chủ tịch UBND Thành phố Hồ
Chí Minh). Lúc đầu tôi đề nghị tự đi xe riêng để tìm cách không đến.
Nhưng sau đó, khi hai ông (Tám Thành và Tư Sang) đã đến khách sạn, thì
liên tục điện thoại gọi tôi đến. Và sau đó, ông ấy cho xe đến đón tôi
đi. Không còn cách nào để từ chối, buộc lòng tôi phải theo xe đến khách
sạn theo yêu cầu của ông ấy. Khi đến nơi, tôi không thấy ông Tám Thành
đâu mà chỉ thấy ông Tư Sang đang ngồi chờ ở khách sạn. Ông có vẻ giận,
trách tôi “chậm chạp” rồi dẫn tôi vào một phòng trong khách sạn. Sau khi
kêu rượu, nước uống và chốt cửa lại, ông Tư Sang hỏi vài câu xã giao,
rồi bắt đầu trách tôi. Ông nói : “ Sao em dại quá vậy, anh để ý, theo
dõi và thương em lâu rồi, em không biết sao? Tám Thành có nói trước cho
em biết không ? Hôm nay em cố tình tránh né anh phải không …?” Rồi ông
ấy ôm hôn tôi và buộc tôi phải “chìu” ông ấy. Lúc bấy giờ tôi không còn
cách chống đỡ nào khác, đành “chịu đựng” và khóc. Ông Tư Sang dỗ dành và
hứa hẹn sẽ lo lắng, giúp đỡ cho tôi trong công việc…, và cho xe đưa tôi
về (ông Tư Sang còn ở lại đó). (Rõ ràng tôi phải “ngủ” với ông Tư Sang
vì bị bắt buộc và không còn cách kháng cự nào khác).
Hôm sau, ông Tư Sang có gọi điện thoại thăm hỏi tôi và hẹn tuần sau đi
chơi nữa. Tôi không nói gì. Đến tuần sau ông lại rũ đi Suối Tiên, tôi
lấy cớ bệnh- xin lỗi không đi. Sau đó cứ 1 hoặc 2 tuần một lần ông đều
điện thoại hẹn gặp và rủ đi chơi. Lần nào tôi cũng lấy lý do bệnh (đau
bụng, nhức đầu, cúm …) để từ chối. Khoảng hơn 1 tháng sau đó, ông Tư
Sang yêu cầu tôi sắp xếp công việc để đi Singapore với ông ấy. Liền lúc
đó, ông Tám Thành kêu tôi qua văn phòng bảo tôi phải sắp xếp công việc
và lo tiền bạc để đi Singapore với ông Tư Sang. Ông Tám Thành còn nói “
Anh Tư Sang quan tâm đến cô mà cô không biết điều, sẽ không có lợi cho
công việc đâu… tôi thương cô tôi nói chỉ vẽ”. Biết rằng nếu từ chối
thẳng thừng thì sẽ mất lòng thủ trưởng rồi không biết việc gì sẽ xảy ra.
Tôi bèn đem 5.000 USD (năm ngàn đô la Mỹ- tiền riêng của chồng tôi là
Giám đốc một Công ty tư nhân) đến nhà ông Tư Sang, đưa tận tay ông ấy và
năn nỉ ông ấy đi một mình vì tôi quá bận. (Tôi còn nửa đùa nửa thật nói
: anh qua bên đó thiếu gì người đẹp sẵn sàng chiều chuộng anh, em có là
cái đinh gì đâu) ông ấy tỏ vẻ không vui, nhưng tôi lợi dụng lúc ông ấy
có khách để ra về.
Sau đó, do việc đụng chạm với ông Huỳnh Văn Thành (như đã trình bày
trong đơn trước), không thấy ông Tư Sang gọi điện thoại thăm hỏi và rủ
rê tôi như trước nữa. Tôi biết, có lẽ ông Tám Thành đã nói xấu gì tôi
với ông Tư Sang, và vì tôi cứ né tránh hoài nên ông ấy giận. Lúc đó, tôi
cảm thấy mừng vì không bị “quấy rối” nữa. Tôi đã không lường trước được
những sự trù dập và hậu quả mà tôi phải chịu đựng hôm nay do không
“chìu ý” thủ trưởng. (nếu tôi thoả mãn mọi yêu cầu của ông Tư Sang và
ông Tám Thành thì có lẽ tôi đã được giúp đỡ và được “cất nhắc” – chứ
không phải chịu tù đày, khổ sở như gần 3 năm qua).
Kính thưa đồng chí Tổng bí thư,
Trên đây là toàn bộ sự thật cay đắng và nhục nhã mà tôi không dám hé môi
thố lộ cùng ai. Sau một thời gian dài đắn đo, suy nghĩ, nay nhân dịp
chỉnh đốn Đảng, là một Đảng viên (dù đã bị trù dập khai trừ Đảng), tôi
mạnh dạn nói lên toàn bộ sự thật như trên với mong muốn được đồng chí
Tổng bí thư biết hết sự thật về các cán bộ, đảng viên của mình. Và với
cương vị là lãnh đạo cao nhất của Đảng, đồng chí lựa chọn và cử những
người xứng đáng, đảm trách những nhiệm vụ cao để đem lại lòng tin nơi
nhân dân vào Đảng.
Bên cạnh nỗi cay đắng và nhục nhã như trên, hiện nay tôi đang bị oan ức
vì bị bắt giam vô cớ hơn 10 tháng, bị qui tội “báo cáo sai và cố ý làm
trái trong quản lý kinh tế”. Thật ra theo suy nghĩ của tôi, đó là do tôi
không đáp ứng các yêu cầu riêng của thủ trưởng trực tiếp mà phải mang
tội.
Kính mong đồng chí Tổng bí thư sớm có quyết định dứt khoát, làm rõ nội
vụ này, giúp cho tôi sớm được giải oan, để tôi có điều kiện đóng góp sức
lực và trí tuệ còn lại của mình vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Đồng
thời, để cha mẹ tôi- những người đã suốt đời theo Đảng qua 2 cuộc kháng
chiến được yên lòng nhắm mắt.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về các sự việc đã nêu trong đơn.
Vô cùng cám ơn đồng chí Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
Kính chúc đồng chí luôn vui khoẻ.
Đơn này do chị Hồng TP. Hồ Chí Minh, ngày 16/10/1999
trực tiếp chuyển cho tôi Kính đơn
(Đã ký) (Đã ký)
Nguyễn Hữu Khương Võ Thị Thu Hồng
Đọc xong lá đơn của chị Võ Thị Thu Hồng lòng chúng tôi sục sôi đau đớn, trong những người Đảng viên cộng sản, những người giữ quyền cao chức trọng có thể sa đoạ đến tột đỉnh như vậy sao ? lại độc ác như vậy sao .
Trước đây nổi nóng khi đọc bài Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn vu khống cho con dâu để khởi tố con dâu đang nuôi cháu đích tôn, lòng chúng tôi đã quá đau.
Xin miễn bình, mọi người chắc đã thấy rõ đạo đức Trương Tấn Sang bị suy đồi như thế nào.
Lê Kim Cương
(Hà Nội)