Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Kính cáo cùng độc giả và lá thư của anh Lê Hoàng

Mấy ngày vừa qua Người Trong Cuộc nhận được rất nhiều thư từ của độc giả thắc mắc, hỏi thăm tại sao không tiếp tục đưa các tư liệu về báo Tuổi trẻ, một số phóng viên khác của báo Tuổi trẻ hỏi Người Trong Cuộc còn trong cuộc không mà thấy im hơi lặng tiếng. Vì vậy, Người Trong Cuộc có thư kính cáo cùng quý độc giả.
Ước mơ của anh Lê Hoàng nay đã tàn lụi dưới thời “Hải nham”
Thưa quý độc giả

Sự kiện Trung Quốc kéo giàn khoan 981 vào biển Đông, cả nước đang sôi sục phong trào chống Trung Quốc, dẫu biết rằng đây là cơ hội lớn để BBT báo Tuổi trẻ hòa vào phong trào ấy với mưu đồ kiếm chác bằng chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền Biển Đông” (như Người Trong Cuộc đã báo với độc giả trước khi báo Tuổi trẻ chính thức phát động), nhưng chúng ta phải công nhận rằng việc làm của báo Tuổi trẻ cũng ít nhiều có ý nghĩa, mặt khác, văn hóa truyền đời của người Việt nam chúng ta khi giặc đến thì chúng ta phải đoàn kết lại, chờ đến khi giặc đi thì chúng ta sẽ lại tính sổ với nhau.

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

Cần cảnh giác với âm mưu lợi dụng tình hình Biển Đông để kiếm chác của báo Tuổi Trẻ

Bạn đọc được biết, mỗi khi có bất kỳ sự kiện gì mà cả nước quan tâm, thu hút sự chú ý của dư luận, báo Tuổi trẻ hầu như ngay lập tức tạo ra các chương trình, sự kiện với mưu đồ kiếm chác từ độc giả với những ngôn từ mĩ miều như “chung tay”, “chung sức”…

Và lần này cũng vậy, trong khi cả nước đang sôi sục ý chí căm thù quân xâm lược Trung Quốc, nhiều cơ quan, đoàn thể, tổ chức cá nhân đã đến tận nơi để ủng hộ cho tiền tuyến, thì Người Trong Cuộc nghe nói Tổng thư ký Xuân Trung đang ngồi ở nhà, nghe lời Đức Hải để sáng tác ra chương trình quyên góp hòng kiếm chác. Dự đoán là thế nào trong 1,2 ngày tới, trên trang nhất báo Tuổi trẻ cũng giật tít rất kêu kiểu như: “Chung sức giữ vững chủ quyền Biển Đông”, “Chung sức bảo vệ chủ quyền Biển Đông” hoặc đại ý như thế.
“Ngọn lửa Tuổi trẻ” được thế hệ Lê Văn Nuôi, Lê Hoàng thổi lên nay đã tắt ngấm dưới thời Phạm Đức Hải, báo Tuổi trẻ chỉ còn lại mùi tửu sắc, bài bạc, đàn ca sáo nhị ngập tràn tòa soạn
Tất nhiên, với những chiêu trò đã bị Người Trong Cuộc vạch mặt, Xuân Trung sẽ không để mắc lại sai lầm, sẽ không để lòi đuôi cáo, nghe đâu Phó TBT Vũ Văn Bình, người duy nhất của báo Tuổi trẻ còn sót lại chút uy tín, đang chờ ngày về hưu sẽ bị lôi ra làm “đại diện”. Lời hiệu triệu doanh nghiệp, bạn đọc đóng góp của Tuổi trẻ chắc chắn cũng được lồng ghép những hành động trên mặt báo và phía sau mặt báo. Nghe Đức Hải bảo: “Kỳ này, đừng nói trực tiếp vào chuyện quyên góp, mà hãy mở chủ đề ‘Hiến kế giữ vững chủ quyền biển Đông’ lên mặt báo trước rồi gọi quyên góp sau, nhớ lấy, nhớ lấy!”. Ngoài ra, thế nào cũng có vài lời cam kết, nào là “không phải báo Tuổi trẻ đưa ra việc này mà chính bạn đọc yêu cầu phải làm chương trình quyên góp”, nào là “chúng tôi cam kết sẽ sử dụng đúng mục đích số tiền quyên góp” và chưng ra số tài khoản ngân hàng của báo Tuổi trẻ và đại diện tiếp bạn đọc có lẽ vẫn là Phan Văn Đắc mà độc giả đã quá quen thuộc với hình ảnh ăn chơi đàn điếm, gom tiền bạn đọc để làm giàu cho bản thân và bộ sậu Đức Hải, Hữu Phong, Xuân Trung...

Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Anh Tư Sang vắt chanh bỏ vỏ?

Dư luận đang thắc mắc, đặt dấu chấm hỏi lớn: Tại sao khi Ba Sàm lên bài “bật mí” về công văn Thông báo số 319-TB/TW ngày 1/4/2010 của Ban bí thư, do Thường trực BBT lúc đó là ông Trương Tấn Sang ký thì ngay ngày hôm sau Ba Sàm và đám đàn em bị bắt? Phải chăng đây là giọt nước làm tràn ly, vượt quá sức chịu đựng của anh Tư khiến Sàm không thể không bị bắt? Hãy xem Ba Sàm đã bị vắt kiệt sức cho sự nghiệp chính trị của anh Tư như thế nào, chúng ta sẽ có sự đánh giá khách quan.
Anh Tư đã vắt chanh bỏ vỏ sau khi Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh đã bị vắt kiệt sức?
Thứ nhất, dù thất bại nặng nề tại Hội nghị TW6 sau khi việc anh Tư dùng “Quan làm báo” để đánh dưới lưng quần đối thủ, chắc mẩm thành công rực rỡ, ai dè lại bị vạch trần vào phút cuối. Nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của Ba Sàm trong chiến dịch khi Sàm là yếu nhân trong việc tuồn tài liệu mật cho Đặng Thị Hoàng Yến đồng thời phụ trách mảng quảng bá để đẩy “quan làm báo” lên top trong vòng chưa đến 1 tuần lễ từ khi chẳng một ai biết đến. Thất bại này cũng dẫn đến việc anh Tư bị nhiễm phong hàn, tắt tiếng tại Hội nghị TW7.

Chủ tịch Sang, Ba Sàm và báo Tuổi Trẻ

Sau khi thất bại toàn tập với chiến dịch “quan làm báo”, vào tháng 8/2013, để củng cố, gia tăng thực lực cho đám “bạch đầu binh” phục vụ âm mưu quyền lực chính trị cá nhân, Chủ tịch Sang đã âm thầm điều Ba Sàm gia nhập lực lượng IDS với việc thành lập “Diễn đàn xã hội dân sự” (DĐXHDS) tiếp tục hoạt động trực tiếp dưới trướng của Chủ tịch Sang. Với kinh nghiệm, quan hệ cùng uy tín có sẵn, Sàm đương nhiên được bổ nhiệm phụ trách vai trò kỹ thuật và toàn quyền biên tập, định hướng dư luận theo ý đồ của Chủ tịch nước. Khi vào mỗi bài viết trên DĐXHDS, người ta đều thấy một lời dẫn ký tên “BT” sặc mùi phản động, ngay bản thân các vị lão thành của nhóm DĐXHDS như Hoàng Tụy, Cao Lập, Hà Đình Nguyên,… cũng phải lên án kịch liệt vì quá hung hăng, dễ bị tóm trước khi đại sự khả thành, thế nhưng Ba Sàm vẫn duy trì được sự hung hãn dưới sự động viên, chia sẻ của nhóm đầu đàn Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ Chi, Chu Hảo và tất nhiên được sự ủng hộ nhiệt liệt của Chủ tịch Sang.
Trích một lời dẫn vô học của Ba Sàm trên DĐXHDS
Quay lại chuyện báo Tuổi trẻ, độc giả đều biết rõ tờ báo này là sân sau của Chủ tịch Sang với vai trò là tờ báo chính thống của Đảng, đã từng có lượng tia-ra cao nhất cả nước, sức ảnh hưởng của nó đến dư luận thì khỏi phải nói, chính vì lý do đó nên từ thời Thường trực Ban Bí thư, Trương Tấn Sang đã âm thầm đưa Phạm Đức Hải về ngồi trấn cửa làm công cụ truyền thông, đánh bóng tên tuổi cho mình và âm thầm hạ uy tín các đối thủ chính trị. 

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Không ổn rồi anh Tư ơi!

Chép sử Việt nói bài hát Kết đoàn là ta chôm bài hát Đoàn kết là sức mạnh của Tàu là không chuẩn, nếu hiểu "chôm" theo nghĩa ăn cắp bản quyền. Bài hát Kết đoàn của ta bê gần như nguyên xi bài  Đoàn kết là sức mạnh của Tàu thật, nhưng không phải "chôm". Đã từ lâu bài hát Kết đoàn đã ghi rõ ràng: Nhạc: Lư Túc, lời Mục Hồng, lời Việt: sưu tầm, sao gọi là "chôm" được?
Bác Hồ bắt nhịp hát bài Kết đoàn tại Vườn Bách Thảo, Hà Nội, 1960
Vào thời buổi " bốn phương vô sản đều là anh em", trong khi âm nhạc nước nhà (là nói nhạc tuyên truyền) còn ở tình trạng xòn xòn xòn  đô xòn thì việc chú em lấy bài hát của ông anh, chế biến lời chút đỉnh rồi "phổ biến cho toàn dân ta" có thể chấp nhận được. Chẳng sao cả. Ông anh lấy đó làm vui, hà cớ gì mà kiện cáo? Vả, một khi bài hát được " nâng lên tầm quốc gia" chắc chắn chú em đã thưa gửi trước với ông anh rồi, chắc chắn ông anh đã hảo lơ hảo lơ rồi. Kiện cáo thế nào?