Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Kính cáo cùng độc giả và lá thư của anh Lê Hoàng

Mấy ngày vừa qua Người Trong Cuộc nhận được rất nhiều thư từ của độc giả thắc mắc, hỏi thăm tại sao không tiếp tục đưa các tư liệu về báo Tuổi trẻ, một số phóng viên khác của báo Tuổi trẻ hỏi Người Trong Cuộc còn trong cuộc không mà thấy im hơi lặng tiếng. Vì vậy, Người Trong Cuộc có thư kính cáo cùng quý độc giả.
Ước mơ của anh Lê Hoàng nay đã tàn lụi dưới thời “Hải nham”
Thưa quý độc giả

Sự kiện Trung Quốc kéo giàn khoan 981 vào biển Đông, cả nước đang sôi sục phong trào chống Trung Quốc, dẫu biết rằng đây là cơ hội lớn để BBT báo Tuổi trẻ hòa vào phong trào ấy với mưu đồ kiếm chác bằng chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền Biển Đông” (như Người Trong Cuộc đã báo với độc giả trước khi báo Tuổi trẻ chính thức phát động), nhưng chúng ta phải công nhận rằng việc làm của báo Tuổi trẻ cũng ít nhiều có ý nghĩa, mặt khác, văn hóa truyền đời của người Việt nam chúng ta khi giặc đến thì chúng ta phải đoàn kết lại, chờ đến khi giặc đi thì chúng ta sẽ lại tính sổ với nhau.

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

Cần cảnh giác với âm mưu lợi dụng tình hình Biển Đông để kiếm chác của báo Tuổi Trẻ

Bạn đọc được biết, mỗi khi có bất kỳ sự kiện gì mà cả nước quan tâm, thu hút sự chú ý của dư luận, báo Tuổi trẻ hầu như ngay lập tức tạo ra các chương trình, sự kiện với mưu đồ kiếm chác từ độc giả với những ngôn từ mĩ miều như “chung tay”, “chung sức”…

Và lần này cũng vậy, trong khi cả nước đang sôi sục ý chí căm thù quân xâm lược Trung Quốc, nhiều cơ quan, đoàn thể, tổ chức cá nhân đã đến tận nơi để ủng hộ cho tiền tuyến, thì Người Trong Cuộc nghe nói Tổng thư ký Xuân Trung đang ngồi ở nhà, nghe lời Đức Hải để sáng tác ra chương trình quyên góp hòng kiếm chác. Dự đoán là thế nào trong 1,2 ngày tới, trên trang nhất báo Tuổi trẻ cũng giật tít rất kêu kiểu như: “Chung sức giữ vững chủ quyền Biển Đông”, “Chung sức bảo vệ chủ quyền Biển Đông” hoặc đại ý như thế.
“Ngọn lửa Tuổi trẻ” được thế hệ Lê Văn Nuôi, Lê Hoàng thổi lên nay đã tắt ngấm dưới thời Phạm Đức Hải, báo Tuổi trẻ chỉ còn lại mùi tửu sắc, bài bạc, đàn ca sáo nhị ngập tràn tòa soạn
Tất nhiên, với những chiêu trò đã bị Người Trong Cuộc vạch mặt, Xuân Trung sẽ không để mắc lại sai lầm, sẽ không để lòi đuôi cáo, nghe đâu Phó TBT Vũ Văn Bình, người duy nhất của báo Tuổi trẻ còn sót lại chút uy tín, đang chờ ngày về hưu sẽ bị lôi ra làm “đại diện”. Lời hiệu triệu doanh nghiệp, bạn đọc đóng góp của Tuổi trẻ chắc chắn cũng được lồng ghép những hành động trên mặt báo và phía sau mặt báo. Nghe Đức Hải bảo: “Kỳ này, đừng nói trực tiếp vào chuyện quyên góp, mà hãy mở chủ đề ‘Hiến kế giữ vững chủ quyền biển Đông’ lên mặt báo trước rồi gọi quyên góp sau, nhớ lấy, nhớ lấy!”. Ngoài ra, thế nào cũng có vài lời cam kết, nào là “không phải báo Tuổi trẻ đưa ra việc này mà chính bạn đọc yêu cầu phải làm chương trình quyên góp”, nào là “chúng tôi cam kết sẽ sử dụng đúng mục đích số tiền quyên góp” và chưng ra số tài khoản ngân hàng của báo Tuổi trẻ và đại diện tiếp bạn đọc có lẽ vẫn là Phan Văn Đắc mà độc giả đã quá quen thuộc với hình ảnh ăn chơi đàn điếm, gom tiền bạn đọc để làm giàu cho bản thân và bộ sậu Đức Hải, Hữu Phong, Xuân Trung...

Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Anh Tư Sang vắt chanh bỏ vỏ?

Dư luận đang thắc mắc, đặt dấu chấm hỏi lớn: Tại sao khi Ba Sàm lên bài “bật mí” về công văn Thông báo số 319-TB/TW ngày 1/4/2010 của Ban bí thư, do Thường trực BBT lúc đó là ông Trương Tấn Sang ký thì ngay ngày hôm sau Ba Sàm và đám đàn em bị bắt? Phải chăng đây là giọt nước làm tràn ly, vượt quá sức chịu đựng của anh Tư khiến Sàm không thể không bị bắt? Hãy xem Ba Sàm đã bị vắt kiệt sức cho sự nghiệp chính trị của anh Tư như thế nào, chúng ta sẽ có sự đánh giá khách quan.
Anh Tư đã vắt chanh bỏ vỏ sau khi Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh đã bị vắt kiệt sức?
Thứ nhất, dù thất bại nặng nề tại Hội nghị TW6 sau khi việc anh Tư dùng “Quan làm báo” để đánh dưới lưng quần đối thủ, chắc mẩm thành công rực rỡ, ai dè lại bị vạch trần vào phút cuối. Nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của Ba Sàm trong chiến dịch khi Sàm là yếu nhân trong việc tuồn tài liệu mật cho Đặng Thị Hoàng Yến đồng thời phụ trách mảng quảng bá để đẩy “quan làm báo” lên top trong vòng chưa đến 1 tuần lễ từ khi chẳng một ai biết đến. Thất bại này cũng dẫn đến việc anh Tư bị nhiễm phong hàn, tắt tiếng tại Hội nghị TW7.

Chủ tịch Sang, Ba Sàm và báo Tuổi Trẻ

Sau khi thất bại toàn tập với chiến dịch “quan làm báo”, vào tháng 8/2013, để củng cố, gia tăng thực lực cho đám “bạch đầu binh” phục vụ âm mưu quyền lực chính trị cá nhân, Chủ tịch Sang đã âm thầm điều Ba Sàm gia nhập lực lượng IDS với việc thành lập “Diễn đàn xã hội dân sự” (DĐXHDS) tiếp tục hoạt động trực tiếp dưới trướng của Chủ tịch Sang. Với kinh nghiệm, quan hệ cùng uy tín có sẵn, Sàm đương nhiên được bổ nhiệm phụ trách vai trò kỹ thuật và toàn quyền biên tập, định hướng dư luận theo ý đồ của Chủ tịch nước. Khi vào mỗi bài viết trên DĐXHDS, người ta đều thấy một lời dẫn ký tên “BT” sặc mùi phản động, ngay bản thân các vị lão thành của nhóm DĐXHDS như Hoàng Tụy, Cao Lập, Hà Đình Nguyên,… cũng phải lên án kịch liệt vì quá hung hăng, dễ bị tóm trước khi đại sự khả thành, thế nhưng Ba Sàm vẫn duy trì được sự hung hãn dưới sự động viên, chia sẻ của nhóm đầu đàn Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ Chi, Chu Hảo và tất nhiên được sự ủng hộ nhiệt liệt của Chủ tịch Sang.
Trích một lời dẫn vô học của Ba Sàm trên DĐXHDS
Quay lại chuyện báo Tuổi trẻ, độc giả đều biết rõ tờ báo này là sân sau của Chủ tịch Sang với vai trò là tờ báo chính thống của Đảng, đã từng có lượng tia-ra cao nhất cả nước, sức ảnh hưởng của nó đến dư luận thì khỏi phải nói, chính vì lý do đó nên từ thời Thường trực Ban Bí thư, Trương Tấn Sang đã âm thầm đưa Phạm Đức Hải về ngồi trấn cửa làm công cụ truyền thông, đánh bóng tên tuổi cho mình và âm thầm hạ uy tín các đối thủ chính trị. 

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Không ổn rồi anh Tư ơi!

Chép sử Việt nói bài hát Kết đoàn là ta chôm bài hát Đoàn kết là sức mạnh của Tàu là không chuẩn, nếu hiểu "chôm" theo nghĩa ăn cắp bản quyền. Bài hát Kết đoàn của ta bê gần như nguyên xi bài  Đoàn kết là sức mạnh của Tàu thật, nhưng không phải "chôm". Đã từ lâu bài hát Kết đoàn đã ghi rõ ràng: Nhạc: Lư Túc, lời Mục Hồng, lời Việt: sưu tầm, sao gọi là "chôm" được?
Bác Hồ bắt nhịp hát bài Kết đoàn tại Vườn Bách Thảo, Hà Nội, 1960
Vào thời buổi " bốn phương vô sản đều là anh em", trong khi âm nhạc nước nhà (là nói nhạc tuyên truyền) còn ở tình trạng xòn xòn xòn  đô xòn thì việc chú em lấy bài hát của ông anh, chế biến lời chút đỉnh rồi "phổ biến cho toàn dân ta" có thể chấp nhận được. Chẳng sao cả. Ông anh lấy đó làm vui, hà cớ gì mà kiện cáo? Vả, một khi bài hát được " nâng lên tầm quốc gia" chắc chắn chú em đã thưa gửi trước với ông anh rồi, chắc chắn ông anh đã hảo lơ hảo lơ rồi. Kiện cáo thế nào?

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Phóng viên báo Tuổi trẻ Nguyễn Hữu Trí là đồng phạm trong vụ án giết người dã man và phi tang xác

Gần cuối năm 2012 đến nay, địa bàn Bình Thuận xuất hiện một tên du thử du thực đội lốt nhà báo, đi đâu cũng tự xưng là phóng viên báo Tuổi trẻ, tháp tùng các đại ca nhẫn mặt khắp các nhà hàng, khách sạn tại xứ biển Phan Thiết. Trong lúc trà dư tửu hậu, hắn thường vỗ ngực tự xưng là dân lò mổ, thề thốt sẵn sàng xách dao chém bất cứ ai dám đụng đến hắn và các đại ca mà hắn đang tháp tùng. Có lần, người ta thấy hắn tháo giầy, đập thẳng vào đầu một ông cụ bán vé số chỉ vì ông cụ nài nỉ hắn mua vài tờ, đuổi mãi không chịu đi. Qua hành vi ứng xử hung hăng, côn đồ, tàn bạo cùng với diện mạo mà theo nhân tướng học, hắn có “hung điểm” thể hiện qua ánh mắt, được ví với những sát nhân máu lạnh Nguyễn Đức Nghĩa, Lê Văn Luyện,… 
Chân dung kẻ tự xưng là phóng viên báo Tuổi trẻ, dân lò mổ, sẵn sàng xách dao chém bất cứ ai dám động vào y và các đàn anh mà y tháp tùng
Những tưởng đây chỉ là một tên du côn mạt hạng đầu đường xó chợ, nhưng qua tìm hiểu, Người Trong Cuộc vô cùng ngỡ ngàng khi quả thật đây là phóng viên báo Tuổi trẻ với bút danh Nguyễn Nam, là phóng viên thường trú thuộc Văn phòng Đông Nam Bộ, phụ trách khu vực Bình Thuận. Nguyễn Nam tên thật là Nguyễn Hữu Trí, sinh năm 1986, gốc Núi Thành, Quảng Nam. Nguyễn Hữu Trí còn người em ruột tên Nguyễn Hữu Tú (sinh năm 1988), gia đình vốn mở lò mổ nên từ nhỏ 2 anh em đã quen với việc thọc tiết lợn hàng ngày, xem như trò vui, tính tình ngang tàng, lạnh lùng, hiếu sát đã được trui rèn như thế. Lớn lên, sau khi tốt nghiệp trường PTTH Núi Thành, Trí may mắn đậu Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP HCM, khăn gói vào nam lập nghiệp.

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Phiếm đàm về báo Tuổi trẻ ngày nay

“Đêm dài nghe tiếng vọng cổ buồn…”

Tuổi Trẻ ngày nay đang vào thế Xuân Thu Chiến Quốc. Chia bè, chia phái như “Quần ngư tranh thực” để tranh quyền, đoạt vị. Tăng Quỳnh (Quỳnh hói) thì yên phận làm Thư ký tòa soạn, vợ ở nhà hết mở công ty du học (thời Quỳnh còn làm trưởng ban Giáo dục bị Đoàn Từ Duy (VP Đaklak) nhắn tin chửi thằng chó), rồi chuyển sang mở công ty về xuất nhập khẩu vì Quỳnh có mối ở hải quan (PV: Dù hết làm phóng viên nhưng anh ta vẫn nhiệt tình làm tin cho hải quan). Chưa kể mới đây một anh bên Bộ Công an nói tôi công an đang điều tra một đường dây chạy không bấm lỗ bằng lái cho xe khách, xe tải có liên quan đến hải quan.
Khi Đức Hải xách túi vào tòa soạn, tờ báo Tuổi trẻ bỗng dưng nát bét, chia bè, chia phái như “Quần ngư tranh thực” để tranh quyền, đoạt vị
Tương tự, Võ Hùng Thuật chỉ mải mê quan tâm đến trường dạy ngoại ngữ chứ chẳng thèm quan tâm đến TTO sống chết thế nào. Anh này chỉ được mã đẹp trai như Mã Giám Sinh, miệng ngọt lừa được con gái rượu của một nhà văn và dựa đít đàn bà để ngoi lên. Hai vợ chồng này giàu nứt vách, đổ tường mà khi vận động quyên góp cho Hoàng Khương thì phản đối kịch liệt. Vợ Hùng Thuật nổi tiếng trong giới phóng viên văn hóa văn nghệ vì thói ham tiền, nhà thì giàu mà khi nào cũng than, con mới sinh xong cũng mò đi họp báo lấy phong bì, 100-200 cũng không chừa.

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Làm rõ việc Trưởng văn phòng Sông Tiền báo Tuổi trẻ Nguyễn Hoài Phong hiếp dâm cộng tác viên

Sau khi Người Trong Cuộc vạch mặt các bê bối phục vụ tham vọng quyền lực cá nhân, tham nhũng, từ thiện và đặc biệt là những hành vi tha hóa, biết chất, mất đạo đức của các đảng viên, phóng viên báo Tuổi trẻ. BBT báo Tuổi trẻ đã gửi công văn đến nhiều cơ quan chức năng để lên tiếng thanh minh, cho rằng Người Trong Cuộc xuyên tạc, vu khống và đề nghị điều tra làm rõ. Gần đây, Đức Hải liên tục tổ chức họp nội bộ để trấn an tinh thần phóng viên cũng như cách đối phó với dư luận bên ngoài, tuy nhiên, các phóng viên, cộng tác viên báo Tuổi trẻ và những người liên quan hoặc không liên quan ai cũng biết những vấn đề mà Người Trong Cuộc đưa ra đều là sự thật, nhân chứng, vật chứng rõ ràng khó có thể chối cãi. Trong bài trước, Người Trong Cuộc còn nhân nhượng khi chỉ gọi vụ Trưởng Văn phòng báo Tuổi trẻ Nguyễn Hoài Phong có hành vi quấy rối tình dục, sự thật là Nguyễn Hoài Phong đã phạm tội hiếp dâm, vi phạm nghiêm trọng Khoản 1Mục (d) Khoản 2, Điều 111, Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam, theo khung phải chịu hình phạt từ 7 đến 15 năm tù giam, thế nhưng hãy xem công văn của BBT báo Tuổi trẻ gửi Bộ Công an:
Trong công văn gửi Cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm Công nghệ cao (C50), Bộ công an, BBT Báo tuổi trẻ cho rằng: “Ngoài ra, chúng đã hết sức nham hiểm khi cố tình viết sai lệch hoàn toàn bản chất của vụ kỷ luật phóng viên Nguyễn Hoài Phong (Vân Trường) nhằm cho hướng người đọc nghĩ về sự xuống cấp, suy đồi đạo đức của đội ngũ làm báo Tuổi trẻ” (?!)
Kỳ này Người Trong Cuộc sẽ làm rõ hơn về bản chất hành vi của Trưởng văn phòng Nguyễn Hoài Phong (Vân Trường) hiếp dâm cộng tác viên Trần Thị Hiền. Vụ việc bị BBT báo Tuổi trẻ cố tình bưng bít, lái dư luận sang một hướng khác để âm thầm kỷ luật và thuyên chuyển công tác Nguyễn Hoài Phong để xoa dịu các nạn nhân tại Văn phòng Sông Tiền. Điều trớ trêu và kệch cỡm là Nguyễn Hoài Phong sau đó không lâu lại được “bình bầu” để chính thức đứng vào hàng ngũ đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam với 100% phiếu “đồng thuận”. (?!)

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Lượm nhặt Phạm Đức Hải

Người Trong Cuộc nhận được bài viết từ bạn đọc, trong đó có nhiều thông tin liên quan đến nhiều khuôn mặt khác nhau của báo Tuổi trẻ. Tôn trọng tác giả, Người Trong Cuộc xin gửi đến bạn đọc nguyên văn bài viết của tác giả:
Phạm Đức Hải, nguyên là phó ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM và hiện là Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ. Xin có vài dòng lượm nhặt về Hải như tác phẩm Vợ Nhặt của Tuổi Trẻ thập niên đầu thế kỷ 21.

Hải: anh là ai?

Chân dung Phạm Đức Hải, kẻ đã đẩy báo Tuổi trẻ xuống bùn
Trong không khí u tịch của ngày rằm tháng bảy, mùi nhang khói Bắc quyện trong căn phòng nhỏ. Một người đàn ông (được xem là người có uy tín của báo Tuổi Trẻ) kính cẩn thắp nén nhang. Phía sau ông là một nhóm người tâm huyết với báo Tuổi trẻ, có người đã làm trên 10 năm, có người đã dứt áo ra đi vì lòng tự trọng. Người đàn ông sau khi vái ba vái, quay lại nói nửa đùa nửa thật: “Cầu cho cô hồn Phạm Đức Hải sớm siêu thoát…”. Một người đàn ông nhỏ bé trả treo: “đừng gọi tên cúng cơm vậy tội nghiệp. Tòa soạn giờ gọi là Người Khác - khác máu tanh lòng”. Cả đám quần hùng cười hô hố và nâng ly. Và bức màn bí mật về sự nghiệp, cuộc đời của Người Khác bắt đầu được hé mở một phần.

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Anh Lê Văn Dỵ (Phường Tân phú, Quận 9): “Tôi không cần báo Tuổi trẻ khóc mướn”!

Đã hơn 5 năm kể từ ngày Báo Tuổi trẻ khi ấy đang ở thời thịnh thế, qua một đợt phong ba ở cấp thượng tầng chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang đã dùng quyền lực ép Thành ủy, Thành đoàn Thành phố phải phế truất anh Lê Hoàng, vô hiệu hóa Lê Văn Nuôi và đặt Phạm Đức Hải chễm chệ vào ghế Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ. Ngoài những bài báo, các chuyên đề phục vụ tham vọng chính trị cá nhân cho “Tư Sang “và gần đây là “Phúc đầu niểng” để củng cố “quyền lực chính trị” đã được Đức Hải và bộ sậu Hữu Phong, Xuân Trung, Xuân Toàn, Văn Đắc chuyên môn hóa thì việc làm giàu cho cá nhân từng người trong BBT được bộ sậu này hết sức quan tâm và “đồng lòng” cho phóng viên báo Tuổi trẻ sẵn sàng bẻ cong ngòi bút tung hoành ngang dọc khiến nhiều doanh nghiệp phải xất bất xang bang, thậm chí phá sản nếu không chịu cống nạp qua các hình thức như từ thiện hoặc quảng cáo mà phần lớn đều đổ vào túi “nhóm lợi ích” của báo Tuổi trẻ, không ngạc nhiên khi các lãnh đạo báo với “đồng lương” khiêm tốn mà tay nào cũng nhà lầu, xe hơi, tiền đầy túi, đàn ca sáo nhị suốt ngày trong những dịp cuối tuần, mừng tăng doanh số “từ thiện” hay mừng tăng doanh số “quảng cáo” mà đa phần là do doanh nghiệp muốn yên thân phải cống nạp.
“Ngọn lửa Tuổi trẻ” được thế hệ Lê Văn Nuôi, Lê Hoàng thổi lên nay đã tắt ngấm dưới thời Phạm Đức Hải, báo Tuổi trẻ chỉ còn lại mùi tửu sắc, bài bạc, đàn ca sáo nhị ngập tràn tòa soạn
Một chiêu thức kiếm tiền “từ thiện” của báo Tuổi trẻ mà nếu bỏ qua sẽ là một thiếu sót lớn, đó là đám phóng viên trong vai những kẻ “khóc mướn”, dùng đủ mọi chiêu trò để vống lên những mảnh đời bất hạnh, thương tâm để “hút” tiền từ thiện, nếu diễn ra chỉ một lần, hai lần thì người ta sẽ bảo là “tai nạn nghề nghiệp”, nhưng không, chiêu trò này đã được sự cổ vũ nhiệt tình của Đức Hải, Văn Đắc và giờ đây, chiêu bài “từ thiện” đã trở thành một “thương hiệu” riêng của tờ Tuổi trẻ mà chưa có bất kỳ tờ báo nào theo kịp. Bạn đọc đã có thể kiểm chứng qua bài viết trước đây “Báo Tuổi trẻ, “5 đứa trẻ trong căn nhà không có người lớn” và số phận của hơn 2 tỉ đồng từ thiện”, kỳ này, Người Trong Cuộc tiếp tục “điểm” thêm một trong vô số bài phóng sự mà không ai đọc mà không rơi nước mắt, sẵn sàng tìm đến Ban Công tác Bạn đọc để chuyển tiền vào “ngân quỹ” Công tác Xã hội báo Tuổi trẻ.

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

“Dâm đãng viên” báo Tuổi Trẻ Bạch Thị Hoàn cướp chồng, đẻ con rơi cho cán bộ Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM)

Sau khi Người Trong Cuộc phanh phui vụ quyến rũ, cướp chồng nhân viên Viettel của “phóng đãng viên” My Lăng báo Tuổi trẻ đã gây chấn động dư luận, đặc biệt là giới truyền thông. Qua lá thư ngỏ được bạn đọc cung cấp thông tin về một câu chuyện táng tận lương tâm cũng lại do phóng viên báo Tuổi trẻ gây ra. Tiếp bước “phóng đãng viên” báo Tuổi trẻ My Lăng là một “dâm đãng viên” khác cũng nhất quyết không chịu kém cạnh, mà có phần nhỉnh hơn khi sinh con rơi, lấy đó làm “thóp” để tống tiền, cướp chồng, quyết tâm phá nát gia đình người khác. Vâng, đó chính là Bạch Hoàn, phóng viên Ban Kinh tế báo Tuổi trẻ, đệ tử ruột của Trưởng ban Trần Xuân Toàn và cũng là một người cùng hội cùng thuyền với My Lăng trong nhóm “những người đàn bà cung nhân mã”...
Bạch Hoàn, phóng viên Ban Kinh tế, báo Tuổi trẻ
Phóng viên Bạch Hoàn, tên thật là Bạch Thị Hoàn, cũng sinh năm 1986, bạn đồng niên với My Lăng, nhan sắc đều thập phần lả lướt như nhau, Thị Hoàn quê gốc Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2008, sau đó vào TPHCM lập nghiệp. Nhờ tài ăn nói khéo léo, lả lơi, nhan sắc dễ nhìn, Hoàn dễ dàng được anh Vũ Bình (khi ấy đang tạm chấp chưởng “quyền” Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ sau khi anh Lê Hoàng bị phế truất) đồng ý cho một chân cộng tác viên tại Ban Kinh tế, báo Tuổi trẻ vào đầu năm 2009. Với tài đeo bám tốt, lại được “giáo sư” Xuân Toàn tận tình kèm cặp, Thị Hoàn được Đức Hải đánh giá cao, đặc biệt trong lĩnh vực “đánh” các doanh nghiệp hàng tiêu dùng, xuất nhập khẩu, buộc các doanh nghiệp này phải “đóng thuế quảng cáo” cho tờ Tuổi trẻ mới được yên thân. Với tính tình kiêu ngạo, hiếu thắng, già mồm, không phóng viên nào của báo Tuổi trẻ khi ấy xem trọng Thị Hoàn, lại còn có tiếng xì xào vì Hoàn thường xuyên ăn mặc “thiếu vải” tháp tùng Xuân Toàn đi tác nghiệp ban đêm, thân mật trên mức đồng nghiệp. Nhiều tiếng xì xào là thế nhưng không biết ả “à ơi” thế nào với Tổng biên tập Đức Hải mà cuối năm 2010, Thị Hoàn vẫn được “bình bầu” để trở thành phóng viên tập sự của tờ Tuổi trẻ và đến tháng 10/2011 chính thức được Đức Hải “thông qua” và trở thành phóng viên chính thức, cánh tay đắc lực cho Trưởng ban Xuân Toàn, TBT Đức Hải trong các “phi vụ làm ăn” kinh tế.

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Báo Tuổi trẻ liều mạng “chơi” Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trơ trẽn “nịnh” Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Nhớp nhúa trong trò chơi phục vụ quyền lực chính trị cá nhân, sử dụng ngòi bút tống tiền doanh nghiệp, nạn tham nhũng tràn lan từ những khoản từ thiện của bạn đọc, doanh nghiệp đến những khoản tham nhũng vặt, tệ nạn cờ bạc, rượu chè, trai gái nhan nhản tại tòa soạn báo Tuổi trẻ từ “tổng hành dinh” 60A Hoàng Văn Thụ đến các văn phòng đại diện báo Tuổi trẻ từ nam chí bắc. Không lạ khi từ thời Phạm Đức Hải “bỗng dưng” trở thành Tổng biên tập dưới áp lực của Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang, tờ báo Tuổi trẻ “tự nhiên” xuống dốc không phanh khi chính thức trở thành cái loa truyền thông của ông Trương Tấn Sang và nay lại đèo bồng thêm ngài Phó Thủ tướng “thứ nhất” Nguyễn Xuân Phúc và còn vị mới nổi nữa mà Người Trong Cuộc sẽ từ từ tiết lộ, nhưng trước hết, hãy xem Phạm Đức Hải đã chỉ đạo báo Tuổi trẻ "đối xử" với các vị lãnh đạo quốc gia như thế nào? 
Những bản “hùng ca” của Đức Hải đã đưa tờ Tuổi trẻ nổi tiếng một thời xuống bùn?
Đầu tiên phải kể đến đối xử của báo Tuổi trẻ đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, độc giả có thể thấy hầu hết các bài viết trên báo Tuổi trẻ về ông Nguyễn Phú Trọng đều “made in” TTXVN theo kiểu miễn cưỡng phải đưa, không hề có bất cứ một sự “đầu tư” nào để có bài viết cho “ra hồn” về Tổng Bí thư, có chăng chỉ là một số tin bài với số dòng đếm được trên đầu ngón tay, làm cho có lệ của đám phóng viên tại các Văn phòng đại diện, giật tít các phát biểu ngây ngô, vô thưởng vô phạt, dưới tầm của một nguyên thủ quốc gia, đại loại như “Tranh chấp lãnh thổ diễn biến phức tạp” (báo Tuổi trẻ số ra ngày 9/10/2013), “Những gì giải quyết được phải giải quyết ngay” (phát biểu kiểu “trồng cây gì, nuôi con gì” trên báo Tuổi trẻ ngày 8/12/2013), “năm ngoại giao được mùa” (nói về công tác ngoại giao của Việt Nam mà ông Nguyễn Tấn Dũng là tác nhân chính trong năm 2013), “Phải biến giá trị truyền thống thành sức mạnh vật chất” (báo Tuổi trẻ số ra  ngày 18/3/2014), “Hết đất, Đà Nẵng dựa vào đâu để phát triển?” (báo Tuổi trẻ số ra ngày 19/3/2014),…

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Thư cảm ơn bạn đọc

Thứ Bảy, ngày 22 tháng 3 năm 2014 chúng tôi có thư ngỏ gửi đến bạn đọc, và từ đó đến nay đã nhận được rất nhiều hồi âm, trong đó nhiều nhất là các thông tin, tư liệu, hình ảnh về các lãnh đạo, phóng viên, cộng tác viên của báo Tuổi trẻ suy đồi đạo đức, các thành phần đảng viên - phóng viên tha hóa, biến chất, vi phạm nghiêm trọng “19 điều đảng viên không được làm” (nhưng năm nào cũng được bình bầu “lao động tiên tiến”, “đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” và nhận hàng loạt các danh hiệu, bằng khen của Đảng, Nhà nước).

Người Trong Cuộc xin được tri ân một số cán bộ, phóng viên, cộng tác viên, một số bạn đọc “đã từng hâm mộ” báo Tuổi trẻ và rất nhiều những nạn nhân bị báo Tuổi trẻ “giết” hay làm cho “mất hết tất cả” (như lời của một số bạn đọc đã trình bày với chúng tôi) đã dũng cảm liên tục cung cấp hồ sơ, tư liệu, hình ảnh và đôi khi chỉ là những “manh mối” để Người Trong Cuộc có điều kiện lên tiếng vạch trần thói đạo đức giả và sự nguy hiểm của báo Tuổi trẻ khi lương tri của người cầm bút đã hoàn toàn bị chi phối bởi quyền lực chính trị đen tối, lòng tham vô độ và những thú vui nhục dục thấp hèn.

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Tệ nạn đánh bạc ăn tiền, gái gú thác loạn và đấu đá nội bộ của các đảng viên, phóng viên báo Tuổi trẻ tại Văn phòng Hà Nội

Sau các vụ bê bối lần lượt được phanh phui, không khí làm việc tại 60A thật ảm đạm thê lương, nội bộ lo cuống quýt giải trình, thanh minh thanh nga với cộng tác viên và bạn đọc. TBT Hải “nham” ngoài việc lo bưng bít, “lên tinh thần” cho BBT thì không dám gặp ai, luôn cúi gằm mặt khi ra đường dù đã nhận được sự an tủi, vỗ về, hứa sẽ bảo vệ từ vị tổng tư lệnh “trên cao”.  Đó là tại “tổng hành dinh” 60A, còn tại các văn phòng đại diện chưa được “nêu” thì chỉ làm việc cho “có lệ”, hầu hết thời gian để dành cho việc bàn tán, xì xào về những tệ nạn tại “tổng hành dinh” và các văn phòng đại diện khác, trong đó Văn phòng Hà Nội (15 Đốc Ngữ, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội) là nơi bàn tán nhiều nhất và “coi khinh” các văn phòng khác của báo Tuổi trẻ nhất nhưng cũng chung “trào lưu” thoái trào của báo Tuổi trẻ, giờ hành chính của các phóng viên chính thức không còn làm việc tại trụ sở mà “di dời” đến điểm gần đấy là các quán café “ruột” ven bờ Hồ Tây để bài bạc, rượu chè. Vụ đánh bạc ăn tiền của Văn phòng Hà nội báo Tuổi trẻ đã được Nguyễn Tuấn Thành (nhân vật “quyền lực” thứ 3 đứng sau Đà Trang, Văn Hải tại Văn phòng Hà Nội) gọi là “một lũ vô liêm sỉ, vô kỷ luật, trong lúc báo tuổi trẻ đang dầu sôi lửa bỏng, cần vực dậy lề lối, tác phong làm việc thì lại suốt ngày bài bạc, rượu chè…” và báo cáo thẳng về BBT, đáng chú ý, đây không phải lần đầu tệ nạn đánh bạc ăn tiền xảy ra ở Văn phòng Hà Nội, Tuấn Thành đã tố luôn cả vụ bê bối chấn động của Văn phòng Hà Nội xảy ra vào cuối năm 2011 nhưng bị Trưởng văn phòng Dương Đức Đà Trang ém nhẹm, không báo cáo.
Giờ “làm việc” của các phóng viên báo Tuổi trẻ, Văn phòng Hà Nội, sợ bị bắt quả tang nên tất cả “tiền bài bạc” được quy đổi về những mật danh “chai”, “củ”… Trưởng văn phòng báo Tuổi trẻ tại Hà nội – Dương Đức Đà Trang (thứ 3 từ trái sang) cũng là một tay kỳ bẽo “khét tiếng” của Văn phòng Hà nội

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

Báo Tuổi trẻ, “5 đứa trẻ trong căn nhà không có người lớn” và số phận của hơn 2 tỉ đồng từ thiện

Báo Tuổi trẻ chủ nhật, số ra ngày 1/12/2013 có bài phóng sự gây chấn động dư luận vớt tiêu đề “5 đứa trẻ trong căn nhà không có người lớn” của phóng viên Ngọc Hậu. Bài viết với những lời lẽ thương tâm xé lòng với hoàn cảnh éo le của 5 đứa trẻ thơ vô tội, đã lấy bao nước mắt của bạn đọc cả nước. Hàng chục ngàn ý kiến phản hồi của bạn đọc gửi về tòa soạn báo Tuổi trẻ thể hiện sự cảm thông, chia sẻ và trách móc chính quyền, đoàn thể địa phương đã tắc trách, không chăm lo cho những mảnh đời cơ cực. Đáng nói hơn là số tiền trên 02 tỉ đồng và hàng ngàn phần quà của doanh nghiệp, bạn đọc đã tới tấp gửi về Ban Công tác Xã hội báo Tuổi trẻ. Số tiền “từ thiện” này hiện nay báo Tuổi trẻ vẫn đang gửi ngân hàng để lấy lãi, còn quà tặng thì một phần nhỏ được chuyển cho các cháu, còn phần lớn đã được báo Tuổi trẻ “linh hoạt” điều đi nơi khác để “bù” vào một số thiếu sót trong “công tác tổ chức” ở các chuyến từ thiện trước đây. Sự thật đằng sau câu chuyện này là gì?
Lâm Ngọc Hậu cùng “cô giáo Oanh” trong họp mặt lớp Báo chí 4B, Đại học KHXH&NV cuối năm 2013
Trước hết cần đề cập sơ lược vài nét về Phóng viên báo Tuổi trẻ Lâm Ngọc Hậu (bút danh Ngọc Hậu), sinh năm 1977, từng làm phóng viên báo Người Lao Động, vì “lao động” thiếu đất sống nên đầu tháng 4/2008, Hậu đầu quân cho tờ Tuổi trẻ, được phân công về ban Chính trị Xã hội, sau đó nhờ “bút pháp” tốt nên được chuyển qua Ban Công tác xã hội. Với vẻ ngoài “hiền lành”, “vui vẻ”, “dễ gần”, Ngọc Hậu dễ dàng “đánh hơi” và tiếp cận các mảnh đời bất hạnh để viết bài, làm phóng sự lấy nước mắt độc giả, cùng với Phan Văn Đắc kiếm được vô số khoản “từ thiện” khổng lồ về cho báo Tuổi trẻ, được Đức Hải và BBT đánh giá “rất cao” (Hải nham lúc nào cũng đặc biệt đánh giá cao về những phóng viên có bài thu hút được tiền, quà từ thiện của bạn đọc, vì như chúng tôi vạch mặt, chỉ riêng “chi phí tổ chức” trao quà, tiền từ thiện của bạn đọc có những lúc chiếm đến ¾ tổng số tiền do bạn đọc tài trợ cho những “mảnh đời bất hạnh”). Cũng chính vì “tài năng” này, đầu tháng 12/2010, Ngọc Hậu được Đức Hải, Hữu Phong điều về Văn phòng Sông Tiền, mảnh đất được bộ sậu báo Tuổi trẻ đánh giá là “mỏ vàng” để đào sâu cuốc bẫm vào những hoàn cảnh neo đơn, khốn khó của người dân nơi đây. 

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Gia đình ông Lê Đức Tống (Nha trang, Khánh hòa): Đập chết hết đám phóng viên mất dạy của báo Tuổi Trẻ!

Ngày 17/2/2014, khu vực Lê Đại Hành, Tp Nha trang có một vụ ầm ĩ đông người khi ông Lê Đức Tống kéo cả gia đình mang gậy gộc đến trụ sở báo Tuổi trẻ - Văn phòng Nha trang, còn gọi là VP Nam Trung bộ-Tây nguyên của báo Tuổi trẻ (Số 64, Lê Đại Hành, Tp.Nha trang) đòi “đập chết hết đám phóng viên mất dạy của báo Tuổi Trẻ” tại đây. Dò hỏi gia đình, được biết nguyên nhân từ bài viết “Dịch cúm gia cầm lan ra 9 tỉnh” trên trang 5, báo Tuổi Trẻ số ra ngày 16/2/2014, trong đó phần tin về tỉnh Khánh Hòa: “Một thanh niên tử vong nghi cúm A”, báo Tuổi Trẻ trắng trợn bịa đặt : “Theo lời khai của gia đình với bác sĩ và nhân viên y tế tham gia cấp cứu, bệnh nhân có tiền sử dương tính với HIV”, trong khi nạn nhân là em Lê Đức Trực (con ruột ông Lê Đức Tống) qua đời vì sự tắc trách của tập thể bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, chứ hoàn toàn không có liên quan gì đến “HIV” như báo Tuổi Trẻ đã bịa đặt. Phóng viên báo Tuổi Trẻ Võ Văn Tạo (bút danh “VT”), người trực tiếp viết bài viết trên lập tức co giò bỏ chạy, Trưởng văn phòng Nguyễn Ngọc Hiểu (bút danh Huỳnh Hiếu) kéo đám phóng viên hèn hạ vào trong trụ sở cố thủ và “cầu cứu” đến lực lượng công an đến mới giải quyết được tình hình (báo Tuổi trẻ ngày nào cũng có bài chửi Công an, nhưng khi bị người dân vây đánh vì tội bịa đặt hèn hạ thì lại cầu cứu Công an?!).
Trụ sở văn phòng Nha trang, báo Tuổi trẻ, nơi xảy ra xô xát giữa gia đình ông Lê Đức Tống và nhóm phóng viên báo Tuổi trẻ

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Báo Tuổi Trẻ đạo văn, ăn cắp tài sản trí tuệ của báo Thanh Niên, Tiền Phong, Cần Thơ và cả báo hải ngoại Người-Việt!

Báo Tuổi Trẻ luôn là tờ báo đi “tiên phong” trong phong trào “bài trừ tệ nạn đạo văn” đang là vấn nạn của xã hội. Để bảo vệ “bản quyền” bài viết, ngay tại trang chủ của phiên bản online tờ báo này cũng đập vào mắt người đọc: “Báo Tuổi Trẻ giữ bản quyền nội dung trên website này; chỉ được phát hành lại nội dung thông tin này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo Tuổi Trẻ”. Nhưng thói đời là thế, thường thì kẻ to mồm nhất chính là kẻ đáng nghi nhất, nói nôm na là vừa ăn cắp vừa la làng đang xảy ra như “chuyện thường ngày” ở tòa soạn báo Tuổi Trẻ.
Hãy xem Báo Tuổi Trẻ “giật tít” : Nạn đạo văn: Sự xuống cấp của đạo đức trí thức
Dưới thời Tổng biên tập Phạm Đức Hải, những tưởng ở báo Tuổi Trẻ chỉ có mỗi vị Trưởng văn phòng Vũ Xuân Toàn đạo thơ, nhưng không, một bầy phóng viên đạo chích báo Tuổi Trẻ đang vô tư ăn cắp bài vở người khác như cơm bữa. Chỉ cần rà qua các bài viết, phóng sự trên báo Tuổi trẻ từ đầu năm 2014 đến nay, sơ sơ đã thấy ít nhất 4 vụ đạo văn trắng trợn mà bạn đọc dễ dàng kiểm chứng:

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Những bê bối chưa từng được tiết lộ của báo Tuổi Trẻ (Kỳ 8): Phóng viên Tuổi trẻ cướp chồng nhân viên Viettel, phá nát hạnh phúc gia đình sĩ quan quân đội

Những bê bối bên trong tòa soạn báo Tuổi trẻ vẫn đang tiếp diễn, ngày một thêm nặng, mùi quyền lực, mùi tiền, mùi xác thịt đang quện vào nhau khiến không khí tại báo Tuổi trẻ ngày một ngột ngạt, khó thở.  Trong Kỳ 2, độc giả thấy một Vân Trường quấy rối tình dục các cộng tác viên đã “được” BBT báo Tuổi trẻ bưng bít, thì Kỳ này, độc giả sẽ được tiếp tục chứng kiến một nữ “phóng đãng viên’ báo Tuổi trẻ cướp chồng người khác, phá hoại hạnh phúc của một gia đình trẻ đang sống rất hạnh phúc, vụ việc cũng đang được BBT báo Tuổi trẻ rất “nhức đầu” nhưng vẫn quyết định bưng bít (vì cũng một lũ với nhau, làm sao mà để “lộ” ra ngoài được!). Người đàn bà phóng đãng đó chính là My Lăng, phóng viên ban Chính trị Xã hội của báo Tuổi trẻ. Bằng nhan sắc thiên phú, kỹ năng ngoại giao tốt, tính cách lả lơi, cặp mắt đa tình lẳng lơ, My Lăng đã gây ra không biết bao nhiêu xì xầm trong tòa soạn và cả trong giới phóng viên. Vậy My Lăng là ai?
Phóng viên ban Chính trị Xã hội báo tuổi trẻ -  My Lăng

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Quy trình sản xuất bài phỏng vấn “dỏm” của báo Tuổi Trẻ

Kỳ này chúng tôi đề cập đến “quy trình sản xuất” phỏng vấn của một phóng viên có thâm niên 15 năm tại báo Tuổi trẻ, Nguyễn Văn Thanh (bút danh Quốc Thanh, còn một bút danh thuộc "giới tính thứ 3" là Giáng Hương). Từ năm 2008, Quốc Thanh được BBT phân công về ban Chính trị-Xã hội, chuyên trách mảng thông tin chính trị vốn nhiều nhạy cảm. Để đạt “tia-ra” như mong muốn của BBT, trong các bài viết, phóng sự, bài phỏng vấn, Quốc Thanh đã sáng tạo ra các chiêu thức nhanh gọn lẹ được BBT báo Tuổi trẻ đánh giá cao và ngay cả người “được phỏng vấn” cũng rất “hài lòng”, tất nhiên, vài lần Quốc Thanh cũng bị tai nạn nghề nghiệp nhớ đời.
Phóng viên “Giáng Hương” (ngoài cùng bên phải) cùng một số “chị em”
Giới phóng viên nội chính đều biết, trước khi phỏng vấn ai, đặc biệt là chính trị gia, các câu hỏi đều được chuẩn bị trước và gửi đến cho yếu nhân trước khi thực hiện bài phỏng vấn. Với tay nghề lọc lõi, Quốc Thanh (Giáng Hương) ngoài chuyện biết nên đặt những câu hỏi nào thì còn “đoán được” sở thích của yếu nhân để “gợi ý” trước cả câu trả lời vừa làm vui lòng yếu nhân, lại vừa thu hút được dư luận, tăng thêm “uy tín” cho tờ Tuổi trẻ.

Báo chí Việt Nam chỉ là công cụ bị lợi dụng

Một nhà báo kỳ cựu ở Việt Nam nhận định rằng báo chí Việt Nam không thể làm được vai trò giám sát chống tham nhũng mà chỉ là công cụ cho các phe phái trong Đảng sử dụng để đánh nhau.
Báo Tuổi trẻ đã bán mình cho quỷ khi cam tâm tình nguyện làm công cụ đắc lực cho một số quan chức “trên cao” đánh bóng tên tuổi, bôi nhọ, chỉ trích đối thủ chính trị nhằm thỏa mãn tham vọng quyền lực cá nhân
Ông Huỳnh Ngọc Chênh, từng là thư ký tòa soạn báo Thanh niên, nói rằng báo chí Việt Nam ‘chả có vai trò gì hết’ trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng.

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Thư gửi Bạn đọc

Là người trong cuộc, hiểu rõ những mặt trái của báo Tuổi trẻ trong nhiều năm, nhưng đặc biệt là sau khi anh Lê Hoàng rời khỏi ghế Tổng biên tập (2008) cho đến nay, báo Tuổi trẻ đã bị biến chất, không còn khách quan, không còn công tâm và gần như đã hoàn toàn mất đi tính chính trực vốn là điều cần phải có của bất cứ một tờ báo nào. Là cơ quan truyền thông đại chúng, không chỉ đại diện cho tiếng nói của Thành đoàn Tp.HCM mà còn là đại diện cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp trí thức, được những lãnh đạo tiền nhiệm tạo cho một uy tín đặc biệt đối với bạn đọc cả nước, báo Tuổi trẻ đúng ra càng cần phải có những yếu tố quan trọng ấy. Nhưng không! Báo Tuổi trẻ ngày càng bốc mùi nặng!

Là người trong cuộc, hiểu rõ các doanh nghiệp đã bị bắt nạt, hăm dọa, phải đóng “hụi chết”, đóng tiền “bảo kê” hàng tháng, hàng năm như thế nào để đổi lấy cái tiếng là được “đồng hành” cùng báo Tuổi trẻ trong các chương trình xã hội, từ thiện,… Một số doanh nghiệp đang trong tình thế khó khăn, không đáp ứng được lời “kêu gọi quảng cáo, từ thiện” của báo Tuổi trẻ, y như rằng thế nào cũng được “vinh dự” phơi mình trên mặt báo, có khi đi thành hẳn một “series” phóng sự, ảnh hưởng nặng nề đến việc kinh doanh, thậm chí có doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản mà không thể mở miệng, không biết kêu ai.

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Những bê bối chưa từng được tiết lộ của báo Tuổi Trẻ (Kỳ 7): Những chiêu trò rút ruột “quỹ từ thiện” của Phan Văn Đắc, Trưởng ban Công tác Xã hội báo Tuổi Trẻ

Kỳ này chúng tôi muốn phanh phui một chuyện tham ô mà nội bộ phóng viên, CBCNV báo Tuổi trẻ đang xôn xao bàn tán nhưng BBT báo tuổi trẻ thì “lờ tịt” dù biết quá rõ bản chất sự việc. Nhân vật chính của các chiêu trò tham ô, rút ruột ngân quỹ đang được các phóng viên xì xào là Phan Văn Đắc (bút danh Phan Đắc) - Trưởng ban Công tác Xã hội (CTXH) của báo Tuổi trẻ. Tất nhiên “ngân quỹ” mà chúng tôi đề cập đến ở đây không phải đến từ việc kinh doanh của báo Tuổi trẻ mà do tờ báo này lợi dụng “uy tín” và “uy quyền” sẵn có vẽ lên các chương trình từ thiện, hoạt động xã hội hào nhoáng để quyên những khoản tiền khổng lồ từ bạn đọc, tổ chức, doanh nghiệp. Nếu tính ra, chi phí tổ chức sự kiện, chi phí cho phóng viên “ăn ở” để tác nghiệp “từ thiện” đã ngốn hết ¾ tổng ngân sách quyên góp, phần còn lại mới đến được những người khốn khổ.
Phan Văn Đắc (ngồi giữa) được nhiều phóng viên báo Tuổi trẻ dè bĩu “cái thằng ‘Phan Được’ vừa được làm đĩ, vừa được bằng tiết hạnh khả phong
Phan Văn Đắc sinh năm 1978, gốc Tây Ninh, cuối năm 2002 chật vật xin được vào làm công nhân sửa lỗi “mo-rat” ở báo Tuổi trẻ (thời anh Lê Hoàng), chẳng có thành tích gì nổi bật, mãi đến giữa năm 2005 nhờ năn nỉ ỉ ôi mới được Phó TBT Vũ Văn Bình “điều động” qua Ban Công tác Xã hội của báo Tuổi trẻ. Thời điểm này anh Lê Hoàng đã bắt đầu gầy dựng được uy tín cho báo Tuổi Trẻ từ các chương trình từ thiện, công tác xã hội khá nổi tiếng mà qua đó Phan Đắc đã thuộc hết các bài, nhiều lần Phan Đắc còn tỏ ra nguy hiểm khi “hiến kế” để câu tiền từ các chương trình quyên góp nhưng bị Lê Hoàng gạt đi và Lê Hoàng không biết được sau lưng Phan Đắc bắt đầu tập tành “đâm chém” kiếm tiền doanh nghiệp. Mãi đến khi anh Lê Hoàng bị gạt khỏi nghề báo và Phạm Đức Hải “bỗng dưng trở thành TBT”, lúc này đường hoạn lộ của Phan Đắc mới bắt đầu hanh thông nhờ được TBT Đức Hải “phát hiện”  (ngưu tầm ngưu, mã tầm mã).

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Những bê bối chưa từng được tiết lộ của báo Tuổi Trẻ (Kỳ 6): Vụ tống tiền chấn động của Trần Xuân Toàn, Trưởng Ban Kinh tế báo Tuổi Trẻ

Chuyện báo Tuổi Trẻ thực hiện các phi vụ mờ ám tống tiền doanh nghiệp, “đánh” ông này, “đâm” ông kia, “đưa” ông này lên, “đạp” ông kia xuống thì độc giả đã rõ, trong bài viết kỳ này chúng tôi đề cập đến một sự kiện nóng hổi liên quan đến một phi vụ chấn động gần đây của báo Tuổi Trẻ khi nắm được “thóp” một lãnh đạo UBND Tỉnh để tống tiền với con số lên tới 6 tỷ đồng nhưng cuối cùng thì xôi hỏng bỏng không chỉ vì một cơn đột quỵ bất ngờ.

Trước hết cần làm rõ quan hệ “kết nghĩa chung chi” giữa Lê Ngọc Anh Minh (biệt danh Minh “Taro”), Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ công ty CP Tứ Hải (Uni-Bros, một doanh nghiệp chuyên thực hiện các phi vụ chìm là “dắt mối kiếm lời” các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt từ Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam với slogan rất sến là “Tứ hải giai huynh đệ”) với báo Tuổi Trẻ từ thời Đức Hải mới được đặt vào ghế Tổng biên tập. Là người “thiểu năng” về kinh tế, Đức Hải đã đặt trọn niềm tin vào Trần Xuân Toàn, Trưởng Ban kinh tế của báo Tuổi trẻ, vậy là Minh “Taro” và Trần Xuân Toàn đã gắn kết với nhau từ đó, tất nhiên, sau những phi vụ thành công không thể thiếu phần của TBT Phạm Đức Hải. Dù còn khá trẻ (sinh năm 1974) nhưng Xuân Toàn đã chứng tỏ bản lĩnh gian ngoan, xảo quệt của một “chuyên gia kinh tế” và được Minh “Taro” nể phục (!) nên đặt biệt danh là Toàn “giáo sư”. Mánh khóe kiếm tiền của Minh “Taro” và Toàn “giáo sư” chủ yếu đến từ các phi vụ tổ chức “event”, ăn chặn tiền từ các doanh nghiệp, các địa phương, và những “đối tác” nào vô phúc bị báo Tuổi Trẻ nắp được thóp thì xem như xong, chỉ còn biết ngậm bồ hòn làm ngọt. Một phần “hoa hồng” chảy vài túi Đức Hải, phần còn lại thì được Minh “Taro” và Toàn “giáo sư” cùng nhau chia chác, tất nhiên những khoản bất minh này chẳng thể ghi vào doanh số của báo Tuổi Trẻ. Chẳng thế mà Đức Hải thì cơm no bò cưỡi tung hoành ngang dọc còn tài khoản riêng của Toàn “Giáo sư” tại ngân hàng ACB ngày một “phồng” lên bất chấp đồng lương còm cõi của phóng viên kiêm thêm phần “phụ cấp trách nhiệm” của vị trí Trưởng ban Kinh tế báo Tuổi Trẻ.
“Giáo sư” Xuân Toàn (ngoài cùng bên phải) và Minh “Taro” (thứ 3 từ trái sang) trong một chuyến “công du” Nhật Bản (không nằm trong lịch công tác của báo Tuổi Trẻ)

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

Báo Tuổi Trẻ và “Anh Tư” làm nhục Quốc thể!

Ngược dòng thời gian, quay trở lại thời điểm tháng 5/2009, lúc này Phạm Đức Hải vừa “bỗng nhiên trở thành Tổng Biên tập” báo Tuổi Trẻ theo sự chỉ đạo (ngầm) của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang. Ngày 11/5/2009, báo Tuổi Trẻ “bỗng nhiên” xuất hiện bài viết nấp dưới danh nghĩa “độc giả của Tuổi Trẻ hơn 20 năm qua”(?!) giật một tít rất kêu “Chuyện không bình thường” (đăng trên trang 7 của báo ngày và hiện vẫn còn tồn tại trên báo Tuổi trẻ online) với nội dung vu khống trắng trợn ngài Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael W. Michalak.

Để tạo “dấu ấn” cho ngài Thường trực Ban Bí thư, Phạm Đức Hải đã nhập vai “anh Tư” để sáng tạo ra bài báo vu khống đầy dụng ý. Khiến người đọc có cảm giác ngài Đại sứ Michael W. Michalak là một kẻ xấu xa đang làm điều gì đó có hại cho đất nước Việt nam dù chẳng có bằng chứng xác thực nào, nhưng qua đó anh Tư ngầm “khuyến khích” bất cứ người dân nào cũng có thể dùng bạo lực đối với ngài Đại sứ khi ông ra khỏi phạm vi Sứ quán (nhằm mục đích gây rối an ninh, qua đó để đổ thừa, gây rối rắm cho Chính phủ?!).
Báo báo của “anh Tư” vu khống trắng trợn ngài Đại sứ

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Những bê bối chưa từng được tiết lộ của báo Tuổi Trẻ (Kỳ 5): Vụ đâm thuê chém mướn của báo Tuổi Trẻ tại Nghệ An

Hai chục năm đâm thuê chém mướn bằng ngòi bút, tung hoành trên đất Nghệ, nhưng phải nói là từ lúc về với báo tuổi trẻ (2002), và đặc biệt là từ khi Phạm Đức Hải về làm TBT và cất nhắc Vũ Xuân Toàn lên “chức” Trưởng văn phòng báo Tuổi Trẻ tại Nghệ An thì Toàn mới thực sự phất lên nhanh chóng, như sói gặp được bầy, như “hạt giống” được “gieo vào đất tốt”, Vũ Toàn phát huy tác dụng, đã sáng tác ra không biết bao nhiêu là bài báo tưởng tượng, đã tham gia vào rất nhiều phi vụ đâm thuê chém mướn, đánh “ông” này, “đâm chọt” ông kia, “đưa” ông này lên, “hạ” ông kia xuống (chúng tôi sẽ kể từ từ sau). Toàn đã “kiếm được” rất nhiều tiền bằng những phương pháp ti tiện (theo đúng kiểu của báo Tuổi trẻ) chứ không phải bằng “đồng lương” như báo Tuổi trẻ thường đặt dấu hỏi cho các quan chức (như vụ ông Truyền chẳng hạn). Nhờ đó, Vũ Toàn đã được hưởng thụ một cuộc sống trưởng giả với nhà lầu, xe hơi hạng sang, tiền bạc lúc nào cũng đầy túi, điều mà một nhà báo chân chính cả đời cũng không thể có được với vài đồng nhuận bút, nhất là lại tác nghiệp nghề báo ở vùng đất xứ Nghệ.

Người dân Nghệ An, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ và kể cả quan chức đều biết đến những thành tích bất hảo của Vũ Toàn, những kẻ nào mà bị Toàn nắm được “thóp” thì coi như xong, hoặc là tự tìm cách giải nghệ, về vườn, hoặc nộp một khoản “án phí” cho Toàn và tham gia vào đội quân ô hợp của Toàn, thực hiện phương châm “hai bên cùng có lợi” để lợi dụng lẫn nhau trong trận thế “Quyền - Tiền”. Ông Phó GĐ Sở GD-ĐT Nghệ An Thái Huy Vinh (sinh năm 1958) là một trong những trường hợp đó.
Chân dung Thái Huy Vinh, Phó GĐ Sở GD-ĐT Nghệ An

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

Những bê bối chưa từng được tiết lộ của báo Tuổi Trẻ (Kỳ 4): Vụ đạo thơ của Trưởng văn phòng báo Tuổi trẻ

Ít ai biết Vũ Xuân Toàn (bút danh Vũ Toàn), Trưởng văn phòng báo Tuổi trẻ tại Nghệ An (kiêm phóng viên báo Lao động Nghệ An) lại là một nhà thơ khá “nổi tiếng”, có tên trong danh sách hội nhà văn Việt Nam. Năm 2010-2011 đã xảy ra một sự kiện bi hài gây xôn xao giới văn nghệ sĩ cả nước mà “nhà thơ” kiêm trưởng văn phòng báo Tuổi Trẻ Vũ Toàn là nhân vật trung tâm.
Vũ Toàn là kẻ "đạo" thơ
Ẵm luôn giải thưởng, ngỡ mơ được vàng
Xưa nay miệng rộng huyênh hoang
Cho nên hắn dám đớp ngang con lừa

(nhà thơ Nhật Minh)
Việc xảy ra vào dịp tiết Nguyên Tiêu năm 2010, khi công bố tôn vinh “50 câu thơ Việt hay nhất mọi thời đại” trong Ngày Thơ Việt Nam tại Văn Miếu – Hà nội và sau đó in lại trên báo Văn Nghệ, có một câu thơ đã bị Ban tổ chức và cả báo Văn Nghệ “ghi nhầm” tên tác giả Lê Thái Sơn thành Vũ Toàn. Khi nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo liên hệ kiểm chứng thì Vũ Toàn trơ trẽn trả lời: “Hình như em cũng có làm 2 câu thơ đó, có in báo đâu đó!”, câu trả lời của Vũ Toàn khiến nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo “bỗng nghi ngờ cả chính mình”, phải cất công tìm hiểu và phanh phui vụ án “đạo thơ” gây chấn động.
Một trong 50 câu thơ hay nhất được Trưởng văn phòng báo Tuổi trẻ vô liêm sỉ nhận vơ là của mình, thực tế của tác giả Lê Thái Sơn

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Những bê bối chưa từng được tiết lộ của báo Tuổi Trẻ (Kỳ 3): Vụ tống tiền ngành giáo dục của báo Tuổi Trẻ

Sự tha hóa trong nghề báo vốn là những điều rất không mới, việc lợi dụng chức danh, nhiệm vụ của nghiệp vụ phóng viên, được quyền tiếp cận với những nguồn tin không chính thức càng là miếng mồi ngon để cho các phóng viên “đen” có cơ hội kiếm tiền, bỏ túi riêng… tại báo Tuổi Trẻ việc tống tiền doanh nghiệp, thậm chí là tống tiền chính quyền (chính trị gia) thì lại càng là chuyện “hết sức bình thường” một khi các nạn nhân đã bị họ “nắm thóp”. Kỳ này chúng tôi muốn nói đến sự thật đằng sau loạt bài “Học sinh không biết chữ vẫn lên lớp 4” do Vũ Xuân Toàn (bút danh Vũ Toàn), Trưởng văn phòng Nghệ An làm “đạo diễn”.
Vũ Xuân Toàn sinh năm 1955, xuất thân từ Báo Nông nghiệp Việt Nam, chi nhánh Nghệ An, năm 2002 đầu quân cho báo Tuổi Trẻ, rồi trở thành đại diện văn phòng tờ báo này ở Nghệ An
Bạn đọc dễ dàng kiểm chứng thông tin, ngày 10/2/2014, báo Tuổi Trẻ giật tít rất “kêu”: “Không biết chữ vẫn lên lớp 4”, liên tiếp 2 ngày 17/2-18/2, báo tuổi trẻ tiếp tục giật tít rung rinh ngành giáo dục xứ Nghệ: “Kiểm điểm vụ để HS không biết chữ vẫn lên lớp 4” với nội dung gần giống nhau về việc ông Thái Huy Vinh, phó GĐ Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết sở đã có quyết định kiểm điểm lãnh đạo, giáo viên Trường tiểu học Thanh Văn. Dân tình hoang mang, chính quyền và ngành giáo dục Nghệ an hoảng loạn phải “cầu cứu” các nơi, và sự thật là ngày 27/2/2014, báo Nghệ An, báo Người Lao Động đã đi loạt bài cải chính “Sự thật về học sinh ‘Không biết chữ vẫn lên lớp 4’” với cả video clip minh họa sự thật là em Nguyễn Thị Lê (Trường Tiểu học Thanh Văn, Thanh Chương, Nghệ An) có khả năng đọc, viết bình thường, đồng thời lên án "một số phương tiện truyền thông" (không dám nói thẳng tên báo tuổi trẻ, sợ trả thù chăng?) đưa tin tiêu cực không chính xác sẽ khiến nhiều người hoang mang, tác động xấu đến xã hội. Sự thật đằng sau câu chuyện này là gì?

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Những bê bối chưa từng được tiết lộ của báo Tuổi Trẻ (Kỳ 2): Vụ quấy rối tình dục tại văn phòng báo Tuổi Trẻ - Tiền Giang

Tăng Hữu Phong cùng bộ sậu báo Tuổi Trẻ đang tìm mọi cách bưng bít chuyện đang xảy ra ở Văn phòng Tuổi trẻ Sông Tiền (744C Lý Thường Kiệt, Mỹ Tho, Tiền Giang) có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến tờ báo đang trong thời kỳ mạt vận và “khủng hoảng niềm tin” này.
Chân dung “dzê cụ” Nguyễn Hoài Phong (tự “Vân Trường”)
Trước hết phải kể đôi nét về Trưởng Văn phòng Sông Tiền Nguyễn Hoài Phong, nguyên là Phóng viên Đài Phát thanh Truyền hình Tiền Giang, năm 2004 bị bảo vệ bắt quả tang khi Phong lén đặt camera trong nhà vệ sinh nữ, ngày ấy dư luận không được như bây giờ, vì lý do “bảo vệ uy tín cơ quan” nên Nguyễn Hoài Phong chỉ bị kỷ luật “nội bộ” và “tự giác” nộp đơn thôi việc. Tháng 9/2004, nhờ không bị ghi thành tích bất hảo vào lý lịch nên Nguyễn Hoài Phong được anh Lê Hoàng nhận về báo Tuổi Trẻ, trở thành phóng viên thường trú Văn phòng Cần Thơ. Năm 2008, Nguyễn Hoài Phong được “lọt mắt xanh” vị tân Phó Tổng biên tập Tăng Hữu Phong khi dẫn Phong “lợn” thưởng thức những em gái miệt vườn xứ “gạo trắng nước trong”, cũng nhờ thế, Nguyễn Hoài Phong đã được “đàn anh” đưa về Tiền Giang làm phóng viên thường trú rồi yên vị ghế Trưởng Văn phòng Sông Tiền ngay sau đó.

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Những bê bối chưa từng được tiết lộ của báo Tuổi Trẻ (Kỳ 1): Tổng thư ký Lê Xuân Trung và vợ đã làm gì ở báo Tuổi Trẻ?

Trong vô số các vụ bê bối từ tập thể lãnh đạo đến các phóng viên của báo Tuổi Trẻ, bỏ qua các vụ việc mà giới nhà báo “đen” xem là bình thường như các việc “xin đểu”, không xin được thì dùng truyền thông đâm chọt nhằm hạ uy tín, gây điêu đứng doanh nghiệp. Chúng tôi muốn nhắc đến vài sự việc bê bối chưa từng được tiết lộ của tờ báo vốn nổi tiếng và nhiều tai tiếng này.
Kỳ 1: Tổng thư ký Lê Xuân Trung và vợ đã làm gì ở báo Tuổi Trẻ?

Hàng loạt câu chuyện nhơ bẩn của báo Tuổi Trẻ bị phanh phui trong một đơn tố cáo của phóng viên Đặng Trung Cường, Ban Thanh Niên của chính tờ báo này, mà mọi chuyện đều “vây” xung quanh Lê Xuân Trung, Tổng thư ký tòa soạn.
Đặng Trung Cường, Phóng viên Ban Thanh niên, báo Tuổi Trẻ, người đã dũng cảm tố cáo những mảng tối của báo Tuổi Trẻ

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Không thể im lặng: Báo Tuổi Trẻ là của ai?

Phải kể đến giai đoạn ông Trương Tấn Sang làm mưa làm gió ở TP HCM trong những năm 1996 đến khi vụ trùm xã hội đen Năm Cam (Trương Văn Cam) bị đổ bể, bị phơi bày ra ánh sáng. Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã xác định Bí thư Thành ủy Trương Tấn Sang khi ấy có hành vi nhận hối lộ, bao che cho Năm Cam và đồng bọn, báo cáo đã được gửi về Trung ương Đảng và Bộ Chính trị, thế nên mới có chuyện năm 2000 ông bị rút về làm Trưởng ban kinh tế TW sau đó (khi chuyên án Năm Cam kết thúc). Với quyết định kỷ luật về vụ Năm Cam, đúng ra thì sự nghiệp chính trị của Trương Tấn Sang đã kết thúc, nhưng nhờ núi tiền của Tân Tạo, và nhờ Tâm (Yến) Tân Tạo có quan hệ ân tình với Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nên Trương Tấn Sang tiếp tục vững vàng ở ngôi vị Thường trực Ban Bí thư, tiếp đó là đỉnh cao danh vọng với ngai vị Chủ tịch nước.

Thời Trương Tấn Sang ngoài sáng, Năm Cam trong tối hoành hành bá đạo trên đất Sài thành, báo Tuổi Trẻ khi ấy đang nổi như cồn sau khi liên thủ cùng Năm Cam tiêu diệt Ba Tung trong vụ Đường Sơn Quán giữa thập niên 80, trong đó phải kể đến vai trò của các phóng viên Huy Đức, Hoàng Linh. Với “uy tín” này, báo Tuổi Trẻ đã trở thành sự lựa chọn truyền thông không thể thiếu của 2 thế lực “quyền-tiền” Trương Tấn Sang - Năm Cam. Cũng chính Huy Đức và Hoàng Linh đã được cử trực tiếp tham gia nhiều phi vụ “đen” cho liên minh ma quỷ này. Một mặt theo đóm ăn tàn, một mặt Huy Đức, Hoàng Linh âm thầm thu thập tài liệu, chứng cứ làm “bùa hộ mạng”.
Hai “đồng chí” họ Trương: Trương Tấn Sang – Trương Văn Cam

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Không ai lại “bình bầu” để bổ nhiệm Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ mà chỉ có 1 ứng viên Phạm Đức Hải!

Theo thông báo nội bộ của văn phòng báo Tuổi Trẻ, ngày mai (6/3/2014) sẽ tiến hành họp hội nghị công nhân viên chức kèm theo đó là bỏ phiếu bổ nhiệm về việc Tổng Biên tập. Điều đáng ngạc nhiên, theo đúng lịch trình thì phải đến cuối năm 2014 mới tiến hành bỏ phiếu tái nhiệm hoặc bổ nhiệm lãnh đạo cấp cao của tờ báo “nổi tiếng và tai tiếng” này. Đáng ngạc nhiên hơn, việc bầu Tổng Biên tập chỉ có duy nhất một ứng viên hiện đang nắm chức Tổng biên tập là ông Phạm Đức Hải. Sự thật phía sau màn “trình diễn” này là gì?
Phạm Đức Hải đang toan tính những gì phía sau sự bóng bẩy, trí thức?
Ngược thời gian hơn 5 năm về trước, cuối năm 2008, sau khi hàng loạt phóng viên Tuổi Trẻ, Thanh Niên bị nhúng chàm vì vụ án PMU18, Tổng Biên tập khi ấy là anh Lê Hoàng đã phải chịu trách nhiệm và bị Thành đoàn TpHCM phế truất khỏi chức Tổng Biên tập, dù trước đó Lê Hoàng đã có hàng loạt các phát kiến để đưa báo Tuổi Trẻ từ con số “0” trở thành một tờ báo có lượng phát hành hàng đầu tại Việt Nam (xấp xỉ 500,000 bản/ngày, hiện nay chỉ còn hơn 300.000 bản/ngày), có thể kể qua vài chiến dịch truyền thông mang dấu ấn Lê Hoàng như: “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, “Mãi mãi tuổi hai mươi”, “Ký tên vì công lý” và “Góp tay xoa dịu nỗi đau da cam”, “Hãy chào cờ vào sáng thứ hai”, “Ước mơ của Thúy”, loạt bài điều điều tra về điện kế điện tử, … và cũng chính anh Lê Hoàng là người cho ra đời Nhà in Tuổi trẻ, Cao ốc Tuổi Trẻ và đặc biệt là Tuổi Trẻ Online, đưa báo Tuổi Trẻ lên một tầm cao mới. Thế nhưng, anh vẫn buộc phải ra đi, bàn giao quyền điều hành tờ báo cho cấp phó.

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Tăng Hữu Phong là ai mà “to gan” đến vậy?

Trước hết hãy xem đánh giá của ngay chính các lãnh đạo BBT báo Tuổi trẻ về Tăng Hữu Phong: “Kém tài, chỉ giỏi các hoạt động hô khẩu hiệu, xếp hàng, nghiêm, nghỉ, tuýt còi”.
Tăng Hữu Phong, được giới phóng viên “ưu ái” đặt biệt danh Phong “lợn”
Vâng, có lẽ nhận xét của chính những người trong cuộc này khó mà sai được, Tăng Hữu Phong là cái tên được giới sinh viên nhắc đến từ các chiến dịch mùa hè xanh của sinh viên Thành phố từ chục năm về trước. Với vai trò Chủ tịch Hội Sinh viên Thành phố, nhờ “thành tích” này Phong đã leo lên Phó Bí thư Thành Đoàn năm 2007, rồi sau một đợt thanh trừng ở báo Tuổi Trẻ, năm 2008, Phong đã được đưa về ngồi chễm chệ ở ghế Phó Tổng biên tập dù chưa hề tác nghiệp báo chí ngày nào. Việc Phong “lợn” là một trong 2 cán bộ Thành đoàn về ban biên tập đã dấy lên một hồi phong ba tại tòa soạn, bất chấp sự phản đối của tập thể phóng viên, hàng loạt đơn kiến nghị, ý kiến phát biểu tại các cuộc họp yêu cầu BBT, Đảng Ủy phải có ý kiến với Thành Đoàn nhưng tất cả đều vô hiệu.

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Lãnh đạo nào của báo Tuổi Trẻ chỉ đạo đăng clip Dương Chí Dũng khai trước tòa?

Trưa ngày 7/1/2013, khi đang chuẩn bị giấy bút cho phiên xử buổi chiều vụ trọng án Dương Tự Trọng và các đồng phạm phạm tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài, cô phóng viên “Tâm Lụa” (tức Nguyễn Thị Lụa, Phóng viên Ban Chính trị Xã hội, Báo Tuổi Trẻ, còn một bút danh khác là “An Nhiên”) nhận được cuộc điện thoại chỉ đạo trực tiếp từ Tăng Hữu Phong (Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, đặc trách Tuổi Trẻ Online): “Em kiểm tra lại máy quay, máy ghi âm, tập trung quay, ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa chiều nay, xong gửi cho anh, nhớ gởi trực tiếp cho anh!”.
Các phóng viên tác nghiệp thông qua màn hình vô tuyến

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Trung tướng Trương Hòa Bình, Thiếu tướng Nguyễn Hòa Bình và đám tang Thượng tướng Phạm Quý Ngọ

Tôi là một cán bộ ngành nội chính ở Hà Nội, hơn 20 năm trong ngành công an, nay đã chuyển ngành. Hôm nay xin mạo muội gửi đến các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư và bạn bè, thân hữu, những người quan tâm về một số điều mà dư luận đang xôn xao, bàn tán liên quan đến đám tang thượng tướng Phạm Quý Ngọ.
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ
Đám tang thượng tướng Phạm Quý Ngọ đã diễn ra được vài ngày, nhưng dư âm của nó vẫn đang tác động đến mọi giai tầng của xã hội. Đi đâu mọi người cũng bàn tán, bình luận về đám tang thượng tướng Ngọ. Từ người xe ôm, cậu sinh viên ở quán trà đá ven đường đến công chức, nhân viên văn phòng trong quán bia hơi và cả doanh nghiệp, quan chức ở các nhà hàng đều bình luận, mổ xẻ, phân tích về đám tang thượng tướng Phạm Quý Ngọ. Gần như tất cả đều đánh giá Bộ Công an đã tổ chức lễ tang trang trọng, trang nghiêm và đầy đủ tình cảm, tình nghĩa của đồng chí, đồng đội. Các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an và công an ở bộ, địa phương đều đến viếng và dự lễ truy điệu. Nhiều đồng chí lãnh đạo Bộ Công an về dự lễ an táng tại Thái Bình. Gặp, trò truyện với nhiều đồng chí công an lão thành, các đồng chí đều khẳng định, lực lượng công an là như thế, trong công việc dù có bất đồng, thậm chí đập bàn với nhau do khác biệt quan điểm giải quyết công việc, nhưng khi có đồng chí hy sinh, từ trần, dù là hạ sỹ hay cấp tướng thì mọi người đều đến viếng, chia buồn theo đúng nghi lễ, đó là tình cảm đồng đội, đồng chí, chia sẻ với nhau khi hoạn nạn, khó khăn.
Đoàn Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an do Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn viếng Thượng tướng Phạm Quý Ngọ

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Chủ tịch Sang thực sự có bao nhiêu căn nhà?

Nhân vụ việc biệt thự ông Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ và bài viết "Biệt thự ông Truyền và ngôi nhà 51m2 của Chủ tịch Trương Tấn Sang", xin gửi đến bạn đọc bài viết phanh phui khối tài sản bất động sản của Chủ tịch Trương Tấn Sang:
Ngày 18/10/2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gây sốc khi phát biểu: “Khi thấy mình nhu nhược, thì tôi sẽ làm đơn xin nghỉ, thậm chí về quê, trả lại nhà cho đảng, nhà tôi nhỏ thôi, chỉ 51 mét vuông, khi về hưu tôi sẽ không lấy một mét đất nào”. Người dân và cử tri cả nước choáng váng về sự liêm khiết được chính bản thân Tư Sang tô vẽ: “một vị chủ tịch nước liêm khiết sống chui rúc trong một căn nhà 51m2 ?!”. Lẽ ra Tư Sang phải chín chắn hơn và trung thực khi phát biểu câu này, vì dù ông có giỏi che đậy đến bao nhiêu thì người dân đều biết hết, biết đến từng chi tiết nhỏ nhất.
ông Trương Tấn Sang
 Bất cứ ai sinh sống ở khu vực Thạch Thị Thanh, phường Tân Định đều biết ông Sang tối thiểu có 3 căn nhà và con trai ông – Trương Tấn Sơn có một công ty to đùng đều nằm trên đường Thạch Thị Thanh.

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Lê Lương Bình: "Chân dung Phó thủ tướng thứ nhất tự xưng - Nguyễn Xuân Phúc"

BBT nhận được lá thư sau ký tên ông Lê Lương Bình, nguyên cán bộ ngoại giao gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan báo chí với tiêu đề "Chân dung Phó thủ tướng thứ nhất tự xưng - Nguyễn Xuân Phúc". Xin trích nguyên văn đến quý bạn đọc:
Chân dung Phó thủ tướng "thứ nhất" Nguyễn Xuân Phúc

Người điều hành đội ngũ “âm binh ám sát tâm linh” cho Trương Tấn Sang

"Đệ nhất phu nhân" Mai Thị Hạnh
Trong Bộ Chính trị khoá X, Hồ Đức Việt, Phạm Quang Nghị và Trương Tấn Sang là ba người có “chuyên môn” sâu nhất về “đồng cốt”, biết và có năng lực sử dụng lực lượng âm binh mạnh nhất. Trước đó, do sai phương pháp và chủ quan, nên Hồ Đức Việt đã phải ôm hận khi bị Phạm Quang Nghị và thân phụ của Nghị là Phạm Quang Lợi – một “pháp sư đồng cốt” nổi danh đất Thanh Hoá, là bậc thầy về tâm linh sử dụng âm binh của mình loại khỏi cuộc đua vào BCT khóa XI trong trận chiến tâm linh tại Đàn Xã tắc.

Lộ rõ bộ mặt lưu manh của lãnh đạo Hà Nội

Cầu Nhật Tân – Cây cầu dự định mang tên “Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản”, công trình mà các lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương tự hào là công trình đi vay lớn nhất Đông Nam Á (hơn 1 tỉ USD kể cả GPMB trong đó gần 800 triệu USD vay của Nhật Bản) đang rơi vào thế bế tắc và ngày càng hé lộ những việc làm rất lưu manh, bỉ ổi, lật lọng, tráo trở của tập đoàn lãnh đạo hủ lậu tại Hà Nội.

Cố tình vi phạm pháp luật, ký 1 chữ thiệt hại hơn 10.000 tỉ

Mọi rắc rối bắt đầu từ việc chính quyền Hà Nội do mấy tên lưu manh lãnh đạo đã đặt lợi ích riêng lên trên lợi ích nhân dân và đất nước. Những tên này cố tình vi phạm pháp luật, làm trái quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, tự ý điều chỉnh quy hoạch cầu Nhật Tân. Ngày 8/8/2006, Thành ủy viên, Phó chủ tịch Đỗ Hoàng Ân ký văn bản số 3453/UBND-XDĐT với nội dung rõ ràng: “điều chỉnh phạm vi chiếmđất của nút giao đê Hữu Hồng (đầu phía nam cầu Nhật Tân) để không cắt vào khu đất… D1, D3 thuộc khu đấu giá quyền sử dụng đất”. Lưu ý rằng tên Ân và tập đoàn lãnh đạo Hà Nội có truyền thống và “phẩm chất” nắn quy hoạch để tư lợi (Hoàng Văn Nghiên, Nguyễn Quốc Triệu, Lê Quý Đôn, Nguyễn Thế Thảo, Vũ Hồng Khanh …).
Văn bản ”bẻ” quy hoạch do tên Phó Chủ tịch Đỗ Hoàng Ân ký:

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Điểm mặt những con sâu tay sai trong làng báo của Chủ tịch nước Trương

Để tấn công, bôi bẩn các đối thủ chính trị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiến hành mọi thủ đoạn, ngoài việc giao Đặng Thị Hoàng Yến qua Mỹ lập Quan làm báo, Tư Sang còn dùng kinh tài của chị em nhà này để lôi kéo nhiều con sâu trong làng báo để lũng đoạn truyền thông.
Chị em nhà họ Đặng luôn được Chủ tịch nước "chăm sóc" đặc biệt

Bộ mặt của Mai Thị Hạnh – vợ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Mai Thị Hạnh có nhan sắc thuộc hàng “ma chê quỷ hờn”, bình thường đã xấu lúc cười còn xấu hơn. Dù đeo chiếc đồng hồ vàng nạm kim cương Bvlgari Assioma giá trị hơn 50.000 USD và chiếc nhẫn kim cương to 5 cara nhưng vẫn xấu không thể cứu chữa

Vì sao Nguyễn Bá Thanh rớt Bộ Chính trị trong Hội nghị trung ương 7?

Việc ông “Vương Đình Huệ cơ hội” rớt là điều khỏi bàn, ông này từ thời làm Tổng kiểm toán Nhà nước đến khi trở thành Trưởng ban Kinh tế Trung ương (tháng 2/2013) chưa hề để lại bất kỳ dấu ấn hay sự đóng góp nào đáng kể, chỉ có phát ngôn về xăng dầu nghe rất hay, được nhân dân chờ đợi nhưng cuối cùng cũng chỉ là trò “đánh trống bỏ dùi”, từ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đến toàn bộ dân xứ Nghệ không ai không biết và căm ghét bản tính cơ hội của Vương Đình Huệ, bài viết này chủ yếu bàn về nguyên nhân tại sao ông Nguyễn Bá Thanh, một người đang được kỳ vọng chắc chắn sẽ vào Bộ Chính trị đợt này lại bị rớt một cách đau đớn.

Ông Nguyễn Bá Thanh đã bị hạ knock-out như thế nào?

Mọi con đường đều dẫn về Trương Tấn Sang

Bộ Chính trị, Ban chấp hành TW từ Khóa IX, X và XI không có nhân vật nào có các "hoạt động cách mạng" mạnh mẽ, quyết liệt và hết sức liều lĩnh như Trương Tấn Sang, nếu nghiên cứu một cách nghiêm túc và đầy đủ chúng ta có thể thấy một điều hết sức kỳ lạ là rất nhiều tội phạm, nghi phạm liên quan đến tội lật đổ chế độ, lật đổ nhà nước, xã hội đen, gái gú… trong nhiều năm qua đều có chung một đặc điểm là đều liên quan đến đương kim Ủy viên Bộ Chính Trị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Mọi con đường đều dẫn về Trương Tấn Sang

Tham nhũng 3.000 tỉ thời BT Thành ủy Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa bị xử lý?

Ông Nguyễn Phú Trọng
(nguyên Bí thư TU.HN)
Ngày 1-2/3/2012, tại Hà Nội, Tổng Cục Thuế đã tổ chức “Hội nghị chuyên đề về chống thất thu và nợ đọng thuế” do Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn chủ trì. Ông Tuấn nhấn mạnh ngay tại đầu buổi hội nghị: “Liệu có chuyện chúng ta làm quyết liệt với dự án 2-3 nghìn m2 nhưng chưa dám làm vậy với cái 300 ha, có đúng vậy không?” và “xướng tên” trực tiếp một dự án bất động sản cực lớn ngay tại Hà Nội: CIPUTRA!!! - “Ciputra, Khu đô thị đẹp nhất Hà Nội, giá lúc đỉnh cao lên đến 200-250 triệu đồng/m2, báo chí đã từng nêu con số thất thu thuế tại dự án này lên tới 3.000 tỷ đồng”. Bộ Tài chính sau đó cũng yêu cầu các cơ quan chức năng sớm điều tra, truy cứu trách nhiệm cá nhân, kể cả các cá nhân hiện đang giữ các vị trí quan trọng như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội), tác nhân chính gây nên vụ trốn thuế lớn nhất lịch sử Việt Nam.