Sau khi thất bại toàn tập với chiến dịch “quan làm báo”, vào tháng 8/2013, để củng cố, gia tăng thực lực cho đám “bạch đầu binh” phục vụ âm mưu quyền lực chính trị cá nhân, Chủ tịch Sang đã âm thầm điều Ba Sàm gia nhập lực lượng IDS với việc thành lập “Diễn đàn xã hội dân sự” (DĐXHDS) tiếp tục hoạt động trực tiếp dưới trướng của Chủ tịch Sang. Với kinh nghiệm, quan hệ cùng uy tín có sẵn, Sàm đương nhiên được bổ nhiệm phụ trách vai trò kỹ thuật và toàn quyền biên tập, định hướng dư luận theo ý đồ của Chủ tịch nước. Khi vào mỗi bài viết trên DĐXHDS, người ta đều thấy một lời dẫn ký tên “BT” sặc mùi phản động, ngay bản thân các vị lão thành của nhóm DĐXHDS như Hoàng Tụy, Cao Lập, Hà Đình Nguyên,… cũng phải lên án kịch liệt vì quá hung hăng, dễ bị tóm trước khi đại sự khả thành, thế nhưng Ba Sàm vẫn duy trì được sự hung hãn dưới sự động viên, chia sẻ của nhóm đầu đàn Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ Chi, Chu Hảo và tất nhiên được sự ủng hộ nhiệt liệt của Chủ tịch Sang.
Trích một lời dẫn vô học của Ba Sàm trên DĐXHDS |
Quay lại chuyện báo Tuổi trẻ, độc giả đều biết rõ tờ báo này là sân sau của Chủ tịch Sang với vai trò là tờ báo chính thống của Đảng, đã từng có lượng tia-ra cao nhất cả nước, sức ảnh hưởng của nó đến dư luận thì khỏi phải nói, chính vì lý do đó nên từ thời Thường trực Ban Bí thư, Trương Tấn Sang đã âm thầm đưa Phạm Đức Hải về ngồi trấn cửa làm công cụ truyền thông, đánh bóng tên tuổi cho mình và âm thầm hạ uy tín các đối thủ chính trị.
Dương Đức Đà Trang, Trưởng đại diện báo Tuổi trẻ tại Hà Nội |
Ngoài việc dùng các tay thư ký, trợ lý thân tín để chỉ đạo trực tiếp Phạm Đức Hải tại TP HCM thì ngay tại Thủ đô, ít người biết Chủ tịch Sang đã âm thầm cài cắm Ba Sàm bên cạnh Dương Đức Đà Trang (Trưởng đại diện Văn phòng Hà Nội, báo Tuổi Trẻ), dù đã bị truất thẻ nhà báo, nhưng Đà Trang vẫn đường đường là đại diện đầy quyền lực của báo Tuổi trẻ chốn kinh kỳ vốn long xà hỗn tạp. Suốt một thời gian dài, với vai trò nửa kín nửa hở, Sàm vẫn đi đi lại lại nhà riêng Chủ tịch nước để tư vấn thông tin và nhận chỉ thị sau đó chuyển đến Đà Trang để chỉ đạo đám Văn Thành, Quang Huy định hướng tin bài trên báo Tuổi trẻ để sao cho có lợi nhất cho ông Chủ tịch. Không lạ khi trang mạng “Chép Sử Việt” mà Ba Sàm đích thân thành lập, vận hành có tới 92% nguồn tư liệu được trích dẫn từ báo Tuổi Trẻ sau đó bình luận, xuyên tạc và bóp méo thông tin nhằm công kích, hạ uy tín các lãnh đạo từ lãnh tụ Hồ Chí Minh, Tướng Giáp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và hàng loạt lãnh đạo Bộ Chính trị khác, duy chỉ có Chủ tịch Sang là ngoại lệ.
Độc giả dễ dàng kiểm chứng, báo Tuổi trẻ chiếm tỷ trọng 92% trong các nguồn mà Ba Sàm lấy lại để “bình luận” và “chép sử” |
Qua câu chuyện mới thấy tài năng của Chủ tịch Sang khi đã biết lợi dụng quyền lực thứ 4
Đó là thế mạnh không thể phủ nhận của Chủ tịch Sang, hơn đứt các đối thủ chính trị khác, cũng là tấm gương để ông Phó Thủ tướng “thứ nhất” Nguyễn Xuân Phúc và một vài vị mới nổi học tập. Sau khi nhậm chức Chủ tịch nước, phần lớn thời gian anh Tư dành cho mặt trận truyền thông, cùng các tay chân như bồi bút “Giáng Hương” của báo Tuổi Trẻ, Ba Sàm và nhóm DĐXHDS,.. suy nghĩ các bài phát biểu mỵ dân, thu phục lòng người, giật tít các bài báo thế nào cho hay, cho khéo để ghi điểm với nhân dân, xét một mặt nào đó, chiến lược này đã thành công không nhỏ, góp phần bảo vệ, gia tăng uy tín cho ông Chủ tịch trước mặt giới dân ngu cu đen.
Các lực lượng “Đỏ” (báo Tuổi trẻ), “Đen” (Quan làm báo) và “Xám” (Ba Sàm) tạo thành thế chân vạc trong trận đồ truyền thông của Chủ tịch Sang |
Vâng, phải công nhận là Chủ tịch Sang rất giỏi, nhưng nên nhớ là Nhân dân trả lương cho anh vì anh là Chủ tịch nước để phục vụ nhân dân chứ không phải để anh dành thời gian cho những trò đánh bóng tên tuổi, bôi nhọ, chỉ trích đối thủ chính trị nhằm thỏa mãn tham vọng quyền lực cá nhân.
Người Trong Cuộc