Tôi là một cán bộ ngành nội chính ở Hà Nội, hơn 20 năm trong ngành công an, nay đã chuyển ngành. Hôm nay xin mạo muội gửi đến các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư và bạn bè, thân hữu, những người quan tâm về một số điều mà dư luận đang xôn xao, bàn tán liên quan đến đám tang thượng tướng Phạm Quý Ngọ.
|
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ |
Đám tang thượng tướng Phạm Quý Ngọ đã diễn ra được vài ngày, nhưng dư âm của nó vẫn đang tác động đến mọi giai tầng của xã hội. Đi đâu mọi người cũng bàn tán, bình luận về đám tang thượng tướng Ngọ. Từ người xe ôm, cậu sinh viên ở quán trà đá ven đường đến công chức, nhân viên văn phòng trong quán bia hơi và cả doanh nghiệp, quan chức ở các nhà hàng đều bình luận, mổ xẻ, phân tích về đám tang thượng tướng Phạm Quý Ngọ. Gần như tất cả đều đánh giá Bộ Công an đã tổ chức lễ tang trang trọng, trang nghiêm và đầy đủ tình cảm, tình nghĩa của đồng chí, đồng đội. Các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an và công an ở bộ, địa phương đều đến viếng và dự lễ truy điệu. Nhiều đồng chí lãnh đạo Bộ Công an về dự lễ an táng tại Thái Bình. Gặp, trò truyện với nhiều đồng chí công an lão thành, các đồng chí đều khẳng định, lực lượng công an là như thế, trong công việc dù có bất đồng, thậm chí đập bàn với nhau do khác biệt quan điểm giải quyết công việc, nhưng khi có đồng chí hy sinh, từ trần, dù là hạ sỹ hay cấp tướng thì mọi người đều đến viếng, chia buồn theo đúng nghi lễ, đó là tình cảm đồng đội, đồng chí, chia sẻ với nhau khi hoạn nạn, khó khăn.
|
Đoàn Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an do Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn viếng Thượng tướng Phạm Quý Ngọ |
|
Đoàn Ban Bí thư Trung ương Đảng do Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam làm trưởng Đoàn viếng Thượng tướng Phạm Quý Ngọ |
|
Đoàn Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam do Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam làm trưởng Đoàn viếng Thượng tướng Phạm Quý Ngọ |
|
Thiếu tướng Nguyễn Hòa Bình |
Dư luận cũng thắc mắc không hiểu vì sao mà
không thấy hai người đứng đầu ngành Viện kiểm sát, Tòa án là đ/c Nguyễn Hòa Bình, Trương Hòa Bình đến viếng. Chẳng lẽ các đồng chí ấy bận đến mức không thể đến để chia tay vĩnh biệt một người từng là đồng đội, cùng trong Đảng ủy công an trung ương, cùng lã lãnh đạo Tổng cục cảnh sát, từng ăn cùng mâm với nhau… Đ/c Ngọ mới chỉ là người bị tố cáo, Đảng chưa kết luận, chưa kỷ luật, chưa bị khởi tố mà sao đối xử với nhau như vậy?! Giả sử đ/c Ngọ vi phạm thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhưng vẫn còn đó tình người, tình đồng đội, tình đồng chí chứ. Khi đ/c Ngọ còn sống, chắc chắn thường xuyên họp với đ/c Nguyễn Hòa Bình, Trương Hòa Bình và họ vẫn gọi nhau là đồng chí.
Chẳng lẽ cái gọi là tình đồng chí, tình người cộng sản của hai đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Trương Hòa Bình lại như vậy ư?
|
Trung tướng Trương Hòa Bình |
Một số đồng chí lão thành còn nói rằng, trong suốt thời gian đ/c Ngọ lâm bệnh, cả hai đ/c Nguyễn Hòa Bình, Trương Hòa Bình đều không một lần vào thăm, đó là sự tha hóa, xuống cấp về đạo đức của người Việt Nam, đạo đức của người cộng sản. Nhiều đồng chí trong câu lạc bộ công an hưu trí bức xúc nói, trong cuộc đời công tác các đồng chí đã từng chỉ đạo khởi tố, bắt giam đồng đội vi phạm pháp luật, đó là chuyện bình thường, vi phạm pháp luật thì phải bị xử lý, không ai có thể làm khác được, nhưng họ vẫn đến trại giam thăm hỏi, động viên cải tạo tốt để sớm được trả tự do, vẫn đến gia đình để chia sẻ khó khăn, vì đó là cái tình người, tình đồng đội, đồng chí; ứng xử của cả hai đ/c Nguyễn Hòa Bình, Trương Hòa Bình là không thể chấp nhận được và cũng thật may họ không còn là cán bộ công an nữa.
|
"Đồng chí" Trương Hòa Bình (trái) và Phạm Quý Ngọ (phải) |
|
"Đồng chí" Nguyễn Hòa Bình (trái) và Phạm Quý Ngọ (phải) |
|
Các "đồng chí" Nguyễn Hòa Bình, Trương Hòa Bình trao huy hiệu cho nhau |
|
...và "giao lưu" thân mật... |
Và cũng có ý kiến băn khoăn việc không thấy các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước đến viếng, gửi vòng hoa viếng. Giá như có thêm mấy vòng hoa thì trọn nghĩa, trọn tình, bởi nghĩa tử là nghĩa tận. Có người so sánh, Lê Hiếu Đằng ly khai, chống Đảng, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, nhưng khi mất nhiều đồng chí lãnh đạo là đồng đội cũ vẫn đến hoặc gửi vòng hoa đến viếng; vậy mà một Ủy viên trung ương Đảng, thượng tướng, thứ trưởng không đáng được như Lê Hiếu Đằng hay sao?
Vẫn biết là ma chê, cưới trách, nhưng qua đó cũng biết được tình nghĩa, tình người, nhân cách, đạo đức của một số người. Mà đức là gốc, cây có gốc mới phát triển được. Con người có đức mới thành Người; xã hội có đức mới trường tồn được./.
Hà Nội, 27 tháng 2 năm 2014
Hoàng Văn Thanh
Ba Đình – Hà Nội