Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Động cơ và tham vọng quyền lực của Trương Tấn Sang

Qua đọc tin trên mạng và xem truyền hình tôi thấy Trương Tấn Sang xuất hiện nhiều nơi và có những phát ngôn mạnh mẽ về các vấn đề mà người dân đang rất bức xức như tham nhũng, Đảng viên thoái hoá đạo đức và chia sẽ các khó khăn về tình hình kinh tế. Tuy nhiên càng nói nhiều thì tôi càng dễ nhận ra Trương Tấn Sang là người không có cái tâm với đất nước, ông ta đang lợi dụng Đảng, lợi dụng các cán bộ lão thành, lôi kéo trí thức và lợi dụng lòng tin của nhân dân nhằm phục vụ cho động cơ cá nhân của ông ta suốt mấy năm qua: “Trở thành Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam” (theo tôi suy luận từ các phát biểu của ông Sang).

CTN Trương Tấn Sang
Để phục vụ cho động cơ này, Trương Tấn Sang đã không ngần ngại lợi dụng Đảng, lừa Tổng Bí Thư để thay vì tập trung vào chỉ đạo phát triển kinh tế đất nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia,… Bộ Chính trị lại quay ra tự phê bình, kiểm điểm; chống tham nhũng; sửa đổi Hiến pháp và lấy tín nhiệm các chức vụ chủ chốt gây nên tình hình bất ổn hiện nay. Là một con người luôn thể hiện là trong sáng, kiên trung nhưng hành động thì lại tỏ ra thiếu kinh nghiệm thực tiễn, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngay tập tức bị Trương Tấn Sang lôi vào ma trận quỷ quyệt, hô hào chống tham nhũng, tự kiểm điểm,… cuối cùng không đi đến đâu, càng làm càng lúng túng và đã dẫn đến một việc chưa từng có trong lịch sử Đảng Cộng sản: “Bộ Chính trị tự nhận khuyết điểm và bỏ phiếu kỷ luật Thủ tướng”.
Cần phải biết, ở Việt Nam Đảng lãnh đạo, Quốc hội là cơ quan lập pháp, còn Chính phủ, UBND các cấp là người trực tiếp thi hành mọi chuyện. Càng làm nhiều, càng quyết liệt thì sẽ có nhiều sai sót, vấn đề là có sai thì sửa và cứ thế tiến lên. Với mục tiêu ban đầu là lên nắm chức Tổng bí thư thay ông Nông Đức Mạnh không thành công, Trương Tấn Sang lập tức quay sang nhắm đến chức Thủ tướng bằng cách tung tin, bôi bẩn để mọi người nhìn Chính phủ thật đen, sau đó lợi dụng chỉnh đốn đảng và chống tham nhũng để ghép tội cho Thủ tướng và Chính phủ. Kế đến dùng Quốc hội để bỏ phiếu tín nhiệm, từ đó “lật” và dựng một Chính phủ do Trương Tấn Sang đứng đầu. Một mặt Trương Tấn Sang tích cực phối hợp với thị Yến và Tâm Tân Tạo để phát triển Quan Làm Báo chuyên công kích Thủ tướng và Chính phủ. Mặt khác Trương Tấn Sang ra tay phân hoá nội bộ bằng cách vận động các cụ nguyên Tổng bí thư như Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, Đồng Sỹ Nguyên và các vị lão thành cách mạng cao cấp bằng cách cung cấp đến các cụ những thông tin sai lệch nhằm và lấy chữ ký các cụ trong một thư vận động phế truất Thủ tướng. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng do không đủ tầm và không nắm được vấn đề cốt lõi: “Các vấn đề kinh tế, sai phạm ở các tập đoàn kinh tế là vấn để đã tồn tại từ lâu từ nhiều khoá trước, được đánh giá rất rõ trong các văn kiện của Đảng ở Đại hội XI và của Bộ Chính trị khoá X nhưng nhóm Nguyễn Phú Trọng đã không tôn trọng những đánh giá đó, trút tội lên đầu ông Nguyễn Tấn Dũng trong khi Thủ tướng chỉ là người thừa hành quyết định của tập thể và trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn chung thì sự sụt gỉam kinh tế trong nước là tất yếu. Tuy trong điều hành Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng có sai sót và ông đã nhận trách nhiệm trước Ban chấp hành Trung Ương, Quốc hội nhưng quy hết trách nhiệm tập trung cho Thủ tướng là cách nhìn khiếm diện, mang ý đồ xấu và quy hết trách nhiệm chính trị cho ông Dũng lại càng sai. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mắc bẫy Trương Tấn Sang, tự đánh roi vào Đảng, tước quyền chỉ đạo chống tham nhũng của Thủ tướng, tái lập các ban Nội Chính và ban Kinh tế của Đảng (hai ban này mới giải thể ở TW khoá X), gây ra phức tạp nội bộ và đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Bộ chính trị.

Để thực hiện mưu đồ cá nhân của mình , Trương Tấn Sang chỉ đạo Nguyễn Công Khế (nguyên tổng biên tập báo Thanh Niên) đi rêu rao khắp nơi là trình độ của Tổng bí thư yếu kém và không đủ bản lĩnh để lãnh đạo, Báo Tuổi trẻ đã công khai chỉ trích Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về sự non kém trong bài phát biểu ở Vĩnh Phúc. Trong khi đó ca ngợi Trương Tấn Sang lên tận mây xanh. Ngoài trong vụ vận động để tăng quyền cho Chủ tịch nước, Trương Tấn Sang đã mua chuộc và uy hiếp một vài tờ báo để sau hội thảo về Hiến pháp tại Đại học quốc gia Hà Nội phải lập tức viết các bài kiểu “trao chính phủ quyền lực lớn quá”, “Cần khẳng định chức vụ Chủ tịch nước là cao nhất và phải được nắm các Bộ quốc phòng, Công an, Ngoại giao”. Gần đây trong buổi nói chuyện ngày 19/02/2013 tại CLB Thăng Long, Trương Tấn Sang đã không ngần ngại nói toẹt tham vọng của mình: “Có đồng chí hỏi tại sao nguyên thủ các quốc gia chỉ có một người còn ta khi ra đón lại là Tổng bí thư chú không phải Chủ tịch nước… lấy Đảng làm vị trí cao nhất nên chúng tôi bàn để Tổng bí thư thay mặt cho cả Chủ tịch nước đón tiếp họ, kể ra như vậy cũng không tiện, nhưng vì quyết định có cả Tổng bí thư và Chủ tịch nước nên đành phải chịu chứ tôi thấy như vậy rất bất tiện, nhưng mà khó nói quá. Sau này có lẽ phải xem lại như Trung Quốc, Lào, Bắc Triều tiên, Cuba họ đều thống nhất một người là nguyên thủ quốc gia mà thôi”. Thật là trơ trẽn!

Theo nhóm Chu Hảo, Quang A, Chi Lan,… tiết lộ, họ được ông Sang hỗ trợ để tấn công Chính phủ và Thủ tướng, họ tôn ông Sang là: “Boris Yeltsin của Việt Nam”, “là minh chủ của thời đại” và được nhóm này coi là ngọn cờ để phất lên phong trào dân chủ.

Qua nhiều hành động và các phát biểu liên tục trong thời gian gần đây có thể kết luận với tham vọng cá nhân, Trương Tấn Sang đang gây ra tổn thất cho Đảng, hạ uy tín người khác, đề cao cá nhân mình, khiến mọi người cho rằng trong Bộ Chính trị có mâu thuẫn nghiêm trọng. Ông Sang đã không dừng ở đó, như đã tuyên bố sẽ tiếp tục đưa Vinashin, Vinalines để kiểm điểm ở HN TW7 sắp tới với mục đích gì thì dư luận cũng đã rõ.

Nếu để việc này diễn ra tình hình sẽ rất phức tạp, ai cũng biết Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ không thể kiểm soát được tình hình, Trương Tấn Sang sẽ mặc sức thao túng và đẩy tình hình đến chỗ rất xấu. Tuy nhiên, tôi tin tưởng ở Ban chấp hành Trung Ương đã rất tỉnh táo và cảnh giác trước các ý đồ lộ liễu của Trương Tấn Sang và trước đây đã sáng suốt bỏ phiếu không kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong Hội nghị TW6 thì tin rằng ở HN TW7, điều xấu này cũng không diễn ra. Khi đó trò chơi chính trị của những người có tham vọng quyền lực sẽ càng lộ mặt.

N.V.T

Nguyên UV BCHTW

(On The Net)
Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Email Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Delicious